Chứng khoán phiên sáng 27/5: Cổ phiếu POW có phiên bùng nổ, VN-Index tiếp tục gằng co

(Banker.vn) Thị trường chứng khoán phiên sáng 27/5 giao dịch phân hóa và chỉ số VN-Index đảo chiều tăng nhẹ 0,16%. Cổ phiếu POW có phiên bùng nổ với thanh khoản đạt 26 triệu đơn vị.

Tạm kết phiên sáng 27/5, VN-Index tăng 2,06 điểm (-0,16%) lên mức 1.263,99 điểm với 309 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 7.393 nghìn tỷ đồng trên sàn HOSE. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm với tỷ lệ mã tăng giá/mã giảm giá là 209,181.

Tại nhóm VN30 số mã tăng hơn số mã giảm song chỉ số VN30 vẫn giảm 0,53 điểm xuống 1.282,93 điểm với 15 mã tăng, 4 mã tham chiếu và 11 mã giảm. Trong đó, các mã giảm mạnh nhất có thể kể đến như HDB giảm 1,9%, MWG giảm 1,2%, TCB giảm 0,6%, MSN giảm 0,4%, BID giảm 0,4%,…

Diễn biến  thị trường phiên sáng 23/5
Diễn biến thị trường phiên sáng 27/5

Chiều ngược lại, sắc xanh ghi nhận ở cổ phiếu POW khi tăng mạnh với mức tăng 5,7% lên mức 12.000 đồng/cp với thanh khoản đạt 26 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị đạt 312 tỷ đồng. Đà tăng mã này đến từ thông tin ước tính về kết quả kinh doanh tháng 5, đồng thời có thể nhận 1.000 tỷ đồng thu nhập bất thường diễn. Các mã GVR, BVH, GAS cũng ghi nhận mức tăng lần lượt là 3,1%, 2,2%, 1,4%.

Nhóm cổ phiếu APEC gồm APS, API, IDJ tăng hết biên độ lần lượt lên 8.000 đồng/cp, 10.300 đồng/cp và 7.300 đồng/cp. Thị giá cổ phiếu API hiện đã gấp 2,4 lần so với thời điểm hơn nửa tháng trước (ngày 10/5), hai cổ phiếu APS và IDJ cũng gấp 1,4 lần. Cổ phiếu CSC có quan hệ “mật thiết” với vợ chồng ông Nguyễn Đỗ Lăng cũng tăng 3,3% lên mức 37.400 đồng/cp. Thanh khoản khớp lệnh các mã này cũng được cải thiện trong hơn nửa tháng qua. Trong đó, APS đạt trung bình 2,5 triệu đơn vị, gấp 5,1 lần. Thanh khoản API trong 10 phiên vừa qua đạt trung bình gần 2,2 triệu đơn vị, gấp 7,5 lần so với 10 phiên trước đó và thanh khoản IDJ đạt trung bình 4,5 triệu đơn vị, gấp 6,3 lần.

Được biết, cả ba cổ phiếu API, APS, IDJ của 3 công ty đều là những trụ cột nằm trong hệ sinh thái Apec Group. Nhip tăng của nhóm cổ phiếu APEC diễn ra sau màn tái xuất bất ngờ của ông Nguyễn Đỗ Lăng - nguyên Chủ tịch Apec Group, cựu Thành viên HĐQT API xuất hiện tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của API hôm 10/5 vừa qua, sau một thời gian vướng lùm xùm về thao túng thị trường chứng khoán.

Diễn biến mới đây là việc con gái ông Lăng vào HĐQT API Theo thông báo thay đổi nhân sự trong HĐQT nhiệm kỳ 2024-2029 của công ty, trong 3 thành viên HĐQT mới được bầu trong nhiệm kỳ này là bà Nguyễn Đỗ Hoàng Lan sinh năm 2001.

Về nhóm ngành, nhóm bảo hiểm ghi nhận mức tăng 1,66% với 6 mã tăng và 2 mã giảm. Trong đó, BCH tăng 2,24%, PVI tăng 1,87%, VNR tăng 1,61%.

Tại nhóm bất động sản ghi nhận 27 mã tăng giá, 28 mã tham chiếu và 23 mã giảm. trong đó, đà tăng ở các mã như VHM tăng 0,13%, VIC tăng 0,22%, BCM tăng 1,3%. Chiều giảm có PDR giảm 1,7%, DIG giảm 0,9%, NLG giảm 0,9%.

Nhóm chứng khoán giao dịch phân hóa và gần như không mấy biến động. Trong đó, SSI là mã giao dịch sôi động nhất ngành, chỉ khớp hơn 5,4 triệu đơn vị, chốt phiên giảm nhẹ 0,3%; còn VIX khớp hơn 4,2 triệu đơn vị, chốt phiên đứng giá tham chiếu.

Nhóm bán lẻ sắc đỏ chiếm ưu thế với 4 mã giảm và 1 mã tăng. MWG và PNJ cùng giảm 1,16%, FRT giảm 1,24%.

Trước giờ nghỉ trưa, khối ngoại tiếp đà bán ròng trên HOSE với giá trị 138 tỷ đồng, tương ứng với 5,2 triệu cổ phiếu. Trong đó, CTG, MWG, HDB bị xả mạnh nhất với giá trị lần lượt là 46 tỷ đồng, 42 tỷ đồng và 39,5 tỷ đồng. Ngược lại, khối ngoại tích cực gom mua cổ phiếu FPT với giá trị 100 tỷ đồng,…

Chỉ số HNX-Index tăng 0,37 điểm lên 242,09 điểm. Thanh khoản sàn HNX đạt 42 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 684 tỷ đồng. Độ rộng thị trường sàn HNX nghiêng về số cổ phiếu giảm giá với tỷ lệ mã tăng giá/mã giảm giá là 84/58.

Mã SHS đạt giá trị giao dịch cao nhất sàn HNX với 66 tỷ đồng, tương ứng với 3,5 triệu cổ phiếu. Kết phiên sáng, thị giá mã này giảm 100 đồng về mức 18.500 đồng/cp.

Sau đà thăng hoa, cổ phiếu NTP của Nhựa Tiền Phong bất ngờ quay đầu giảm 4,47% xuống mức 59.800 đồng/cp. CEO và IDC cũng ghi nhận mức giảm nhẹ với 0,54% và 0,79%. Ngược lại, MBS, HUT, DTD ghi nhận mức tăng mạnh nhất sàn HNX.

Tại thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index twang 0,47 điểm lên 94,88 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 24 triệu đơn vị, giá trị 542 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng giá/mã giảm giá là 125/104.

Phiên này, cổ phiếu BSR dẫn đầu thanh khoản với 3,5 triệu cổ phiếu khớp lệnh tương ứng với 80 tỷ đồng giá trị. Kết phiên sáng thị giá mã này đứng mốc tham chiếu 22.600 đồng/cp. Các mã khác đáng chú ý như VEA, AAH, DRI, VLC ghi nhận mức tăng mạnh từ 4% trở lên.

Nhận định chứng khoán phiên 27/5: Áp lực bán trở lại, VN-Index kiểm định vùng 1.250

Nhận định về thị trường chứng khoán, Agriseco Research cho rằng, VN-Index sẽ kiểm định lại vùng 1.250 khi áp lực bán có thể trở ...

Thị trường chứng khoán xuất hiện nhiều thông tin không mong đợi, nhà đầu tư cần đặt quản trị rủi ro lên hàng đầu

Đối mặt với áp lực tỷ giá leo cao cùng với những thông tin kém tích cực trên thế giới, thị trường chứng khoán trong ...

Rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng khi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đang chuyển trạng thái

Theo quan điểm ngắn hạn của Công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ xuất hiện các nhịp hồi và biến động hẹp trong ...

Đức Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục