Chứng khoán phiên sáng 24/11: PDR cùng NVL tiếp tục "đổ đèo", kéo thị trường đi xuống

(Banker.vn) Thi chứng khoán khoán phiên sáng ngày 24/11 tiếp tục chứng kiến cặp đôi PDR cùng NVL tiếp tục "đổ đèo" kéo VN-Index giảm hơn 4 điểm...

Tạm dừng phiên sáng, sàn HOSE có 159 mã tăng và 231 mã giảm, VN-Index giảm 6,94 điểm (-0,73%), xuống 939,06 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 238,6 triệu đơn vị, giá trị 3.370,9 tỷ đồng, tương đương về khối lượng và giảm 7% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 17,4 triệu đơn vị, giá trị 311 tỷ đồng.

Trong các mã lớn, PDR và NVL vẫn yên vị tại giá sàn 13.850 đồng và 21.950 đồng, trong đó, PDR dư bán sàn hơn 108 triệu đơn vị, NVL khớp gần 3 triệu đơn vị và còn dư bán sàn hơn 15,2 triệu đơn vị.

Chiều nay, lượng hàng T+ hơn 128 triệu cổ phiếu trong phiên 22/11 sẽ về tài khoản và nhiều nhà đầu tư đang chờ đợi diễn biến của lượng cổ phiếu này.

Ở những nơi khác, cổ phiếu MWG cũng bất ngờ bị bán mạnh và giảm sàn -6,9% xuống 37.700 đồng, khớp hơn 5,66 triệu đơn vị.

Gây sức ép đối với thị trường còn có cổ phiếu lớn MSN -4,8% xuống 88.400 đồng, khớp chỉ 0,35 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu giảm điểm còn lại chỉ mất điểm nhẹ như SSI -1,9% xuống 15.500 đồng, BID, GAS giảm 1,5%, CTG mất 1,4%, TCB -1,1%...

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu tăng tốt nhất là PLX +3,2% lên 27.500 đồng, các mã tăng khác chỉ nhích nhẹ, như VHM, VNM, VIC, HPG, VRE, ACB nhích từ 0,5% đến 1,7%. Trong đó, HPG vẫn là cổ phiếu hút giao dịch nhất với 14,8 triệu đơn vị khớp lệnh.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, một vài cổ phiếu riêng lẻ hút dòng tiền như HAG, GIL khi đều tăng kịch trần lên 7.860 đồng và 23.600 đồng, trong đó, HAG khớp hơn 10 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần hơn 3,64 triệu đơn vị.

Cổ phiếu thép với việc HPG hạ nhiệt thì NKG cũng hạ độ cao, nhưng vẫn còn tăng khá +4% lên 9.050 đồng, khớp 3,87 triệu đơn vị, trong khi HSG đứng vững ở mức giá trần +7% lên 9.220 đồng, khớp 9,68 triệu đơn vị.

Một số ít cổ phiếu ở nhóm bất động sản, xây dựng có mức tăng tương đối tốt đi kèm thanh khoản khá như ITC, NLG, LGL, với mức tăng 4-5%.

Các cổ phiếu điện có DRL, PGV, NT2, tăng từ 2,7% đến 4%, các mã logistics với GMD, VNL, TMS nhích từ hơn 2% đến 6%...

Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu giảm sâu có hai mã đáng kể là HPX, NBB khi đều giảm sàn tại 10.550 đồng và 11.300 đồng, trong đó, HPX vẫn dư bán sàn hơn 65,2 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu thanh khoản tốt trên sàn đa số cũng chìm trong sắc đỏ, với đa số là các mã bất động sản, xây dựng như DXS, LDG, VCG, KBC, HQC, GEX, DXG, DIG, khớp từ 1,83 triệu đến 4,7 triệu đơn vị, riêng DIG khớp gần 18 triệu đơn vị, cao nhất sàn HOSE và giảm mạnh 5% xuống 11.500 đồng.

Trên sàn HNX, chỉ số UpCoM-Index cũng đã về lại sắc đỏ sau khi chớm xanh vào giữa phiên. Chốt phiên, sàn HNX có 54 mã tăng và 90 mã giảm, HNX-Index giảm 1,27 điểm (-0,66%), xuống 189,73 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 26,3 triệu đơn vị, giá trị 308,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,4 triệu đơn vị, giá trị 5,4 tỷ đồng.

Một vài cổ phiếu còn tăng có CEO +6,1% lên 12.200 đồng, VGS +6,3% lên 8.400 đồng, trong khi IDJ, APS, TNG, API chỉ nhích trên dưới 1,5%.

Còn lại đa số giảm, với MST, VC2 và BII giảm sàn, trong khi, SHS, IDC, PVS, PVC, giảm, với biên độ từ 1,5% đến hơn 3%.

Phiên này, CEO là mã khớp lệnh cao nhất sàn khi có 5,83 triệu đơn vị, SHS khớp 4,44 triệu đơn vị, IDC khớp 1,9 triệu đơn vị, PVS khớp 1,47 triệu đơn vị.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index phần lớn thời gian giao dịch ở trên tham chiếu, nhưng lực bán gia tăng ở những phút cuối đã khiến chỉ số này cũng rơi về sắc đỏ. Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 0,11 điểm (-0,17%), xuống 67,54 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,4 triệu đơn vị, giá trị 108,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,96 triệu đơn vị, giá trị 18,7 tỷ đồng.

Gần 30 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất thì chỉ còn SSH, PBC tăng nhẹ, cùng QTP đứng tham chiếu.

Các mã khác đều giảm, với BOT và DSC giảm sàn về 2.700 đồng và 48.000 đồng, FIT -11,9%, SBS -7,1%, DDV -6,1%...

Phiên này, BSR vẫn là cổ phiếu thanh khoản tốt nhất, khớp hơn 2,96 triệu đơn vị, giảm 5,1% xuống 12.900 đồng.

Chứng khoán phiên sáng 23/11: Xu hướng không rõ ràng, VN-Index giẳng co tham chiếu

Chứng khoán phiên sáng 24/11: PDR cùng NVL tiếp tục

Tính đến 10h40, VN-Index giảm 1,87 điểm (0,2%) còn 944,13 điểm, VN30-Index giảm 3,62 điểm (0,39%) về 935,11 điểm.

Sau khi chạm mốc 950 điểm vào giữa phiên sáng, VN-Index dần đuối sức và quay lại dưới ngưỡng tham chiếu. Theo quan sát, MSN, MWG, NVL, BCM,... là các lực cản chính của thị trường. Trong khi VIC, HPG, VHM, BID đóng vai trò nâng đỡ.

Tính đến 9h40, VN-Index giảm 4,41 điểm (0,47%) xuống 941,59 điểm, HNX-Index giảm 1,76 điểm (0,92%) còn 189,24 điểm, UPCoM-Index giảm 0,03 điểm (0,04%) xuống 67,63 điểm.

Tiếp nối xu hướng điều chỉnh, VN-Index phiên sáng nay mở cửa giảm gần 4 điểm với sắc đỏ phủ bóng ở hầu hết các nhóm ngành. Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp cho thấy tâm lý giao dịch khá thận trọng của nhà đầu tư.

Tại nhóm vốn hóa lớn, PDR và NVL đang dư bán sàn với khối lượng lần lượt là 109 triệu và 11,7 triệu đơn vị. MWG có thời điểm cũng giảm hết biên độ còn 37.700 đồng/cp, tuy nhiên lực cầu sau đó đã giúp mã này thu hẹp đà giảm.

Tạm tính, đây đã là phiên giảm sàn thứ 16 liên tiếp của NVL và là phiên thứ 15 liên tiếp của PDR.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) cũng vừa có thông báo yêu cầu Novaland giải trình (lần 3) về việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp.

Trong lần giải trình mới nhất, tập đoàn cho biết, cổ phiếu NVL giảm thời gian gần đây do yếu tố tâm lý trên thị trường chứng khoán và bị tác động bởi nhiều điều kiện kinh tế vĩ mô. Tập đoàn luôn tuân thủ các quy định của pháp luật đối với công ty đại chúng niêm yết.

--------

Phiên giao dịch ngày 23/11, VN-Index đóng cửa ở mốc 946,00, giảm nhẹ 6,12 điểm (-0,64%). HNX-Index giảm 3,67 điểm (-1,88%) xuống 191 điểm, UPCoM-Index giảm 0,75 điểm (-1,1%) xuống 67,65 điểm. Thanh khoản có sự giảm mạnh so với những phiên trước đó khi chỉ có hơn 500 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức gần 8 nghìn tỷ đồng. Mặc dù điểm số chỉ giảm nhẹ nhưng sắc đỏ lại bao trùm gần như toàn bảng điện khi có đến 355 mã giảm điểm, trong khi đó số mã tăng điểm chỉ là 104, còn lại là 63 đóng cửa ở mốc tham chiếu.

Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định, về góc nhìn kỹ thuật, sau khi chạm đường MA20 quanh khu vực 980 điểm, VN-Index đảo chiều giảm điểm tạo mẫu hình nến tương tự mô hình Gravestone Doji sau nhịp phục hồi ngắn báo hiệu rủi ro ngắn hạn có phần gia tăng lớn hơn.

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục quán tính giảm điểm trong phiên tiếp theo với vùng hỗ trợ sâu được đặt quanh 92x.

Trên thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ đóng cửa trong sắc xanh sau khi biến động mạnh trong phiên 23/11. Biên bản cuộc họp Fed mới được công bố cho thấy ngân hàng trung ương Mỹ đang xem xét giảm nhịp độ nâng lãi suất trong các tháng tới khi lạm phát hạ nhiệt.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 96 điểm, tương đương 0,28%, và kết phiên ở 34.194 điểm. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite khởi sắc hơn khi tăng lần lượt 0,59% và 0,99%.

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán