Tạm dừng phiên sáng, sàn HOSE có 35 mã tăng và 416 mã giảm (172 mã giảm sàn), VN-Index giảm 25,11 điểm (-2,67%) xuống mức 915,93 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 350,06 triệu đơn vị, giá trị 4.741,95 tỷ đồng, tăng 8,2% về lượng và 15,86% về giá trị so với phiên sáng hôm qua ngày 14/11. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 27,5 triệu đơn vị, giá trị 713,15 tỷ đồng.
Điểm tích cực nhất của thị trường vẫn là diễn biến ngược dòng của cổ phiếu lớn bất động sản VIC khi có thời điểm tăng tốc mạnh lên gần 5% và tạm chốt phiên sáng nay tăng 3,6% lên mức 57.000 đồng/CP. Đây là phiên tăng thứ 3 liên tiếp của VIC, với tổng mức tăng 7,55%.
Bên cạnh đó phải kể đến sự hồi phục của cặp đôi thép HPG và HSG khi chốt phiên tăng trên dưới 1,5%, trong đó HPG là mã giao dịch sôi động nhất thị trường với 20,25 triệu đơn vị khớp lệnh thành công.
Cổ phiếu đột biến trong phiên hôm qua khi có thời điểm kéo trần thành công là MSN tiếp tục hạ độ cao ở phiên sáng nay, thậm chí có thời điểm đảo chiều giảm. Chốt phiên, MSN chỉ tăng 0,8% lên mức 89.900 đồng/CP.
Tuy nhiên, trong rổ VN30 sắc đỏ vẫn chiếm áp đảo với khoảng 1/2 số mã giảm trên 3-4%. Đáng kể các mã PDR, PLX, FPT, MWG, NVL, VPB chốt phiên nằm sàn, trong đó PDR vẫn dư bán sàn tới hơn 84,89 triệu đơn vị và NVL dư bán sàn hơn 56,24 triệu đơn vị.
Ngoài PDR và NVL, nhiều mã bất động sản khác cũng trong trạng thái dư bán sàn chất đống như DIG dư bán sàn tới 21,84 triệu đơn vị, HPX dư bán sàn 12,23 triệu đơn vị, DXG dư bán sàn 6,27 triệu đơn vị, các mã HBC, DXS, BCG, TCH, VCG, CII, LDG, DRH… cũng dư bán sàn một vài triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, EIB tiếp tục bị tháo chạy với khối lượng dư bán sàn lên tới hơn 41,6 triệu đơn vị; ngoài ra VPB cũng giảm sàn với khối lượng dư bán sàn hơn 1,86 triệu đơn vị và khớp lệnh đạt 12,37 triệu đơn vị, thuộc top 3 về thanh khoản trên thị trường.
Các mã khác thuộc dòng bank cũng đều mất điểm, một số mã giảm mạnh như TCB, HDB, VIB, MBB, LPB giảm trên dưới 5%, trong khi cổ phiếu lớn nhất ngành là VCB chỉ giảm nhẹ 0,67%.
Ở nhóm chứng khoán, nhiều mã cũng đáp sàn như BSI, CTS, VCI, FTS, trong đó VCI dư bán sàn 4,52 triệu đơn vị. Đáng chú ý, cổ phiếu ngược dòng tăng mạnh phiên hôm qua là VND đã có thời điểm giảm kịch sàn và đã thu hẹp đà giảm về cuối phiên. Chốt phiên, VND giảm 3,4% xuống mức giá 10.000 đồng/CP và khớp gần 8,5 triệu đơn vị.
Chứng khoán phiên sáng 14/11: NVL và PDR lại "lau sàn", VN-Index mất hơn 15 điểm |
Trên sàn HNX, thị trường cũng chung cảnh ngộ khi áp lực bán tháo tiếp tục diễn ra trên diện rộng. Chốt phiên, sàn HNX có 21 mã tăng và 165 mã giảm (82 mã giảm sàn), HNX-Index giảm 6,81 điểm (-3,71%), xuống 176,63 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 39,8 triệu đơn vị, giá trị 449,61 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần nửa triệu đơn vị, giá trị 3,86 tỷ đồng.
Điểm sáng trên sàn HNX chính là màn quay xe ngoạn mục của TIG. Sau khi mở cửa nằm sàn, lực cầu tăng mạnh đã giúp TIG có thời điểm tăng kịch trần và chốt phiên tăng 6,4% lên mức 5.000 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh tăng vọt so với các phiên trước, đạt hơn 0,87 triệu đơn vị.
Ngoài TIG, một mã khác trong rổ HNX30 là THD chốt phiên tăng nhẹ chưa tới 0,5%, cùng PLC đứng giá tham chiếu, còn lại phần lớn đều giảm khá mạnh.
Một số mã đáng chú ý như cặp đôi bất động sản IDC và CEO tiếp tục trong trạng thái trắng bên mua và dư bán sàn khá lớn, trong đó IDC dư bán sàn hơn 3,42 triệu đơn vị. Chốt phiên, cả 2 mã đều khớp lệnh hơn 4 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, trong nhóm khai khoáng, cặp PVS và PVC đều chốt phiên nằm sàn. Trong đó PVS dư bán sàn 3,83 triệu đơn vị và khớp lệnh 4,49 triệu đơn vị, còn PVC dư bán sàn 1,48 triệu đơn vị và khớp hơn 0,15 triệu đơn vị.
Cũng trong xu hướng chung của thị trường và nhóm cổ phiếu chứng khoán, SHS có thời điểm nằm sàn và chốt phiên giảm 8,3% xuống mức 5.500 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh lớn nhất thị trường, đạt 5 83 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, thị trường tiếp tục có thêm phiên giảm sâu. Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 2,92 điểm (-4,37%) xuống 63,88 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 25,13 triệu đơn vị, giá trị 237,26 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 9,76 triệu đơn vị, giá trị 414,63 tỷ đồng.
Cổ phiếu BSR có thêm 1 phiên giảm sàn, chốt phiên đứng tại mức giá 11.500 đồng/CP và tiếp tục dẫn đầu thanh khoản với 8,56 triệu đơn vị, cùng khối lượng dư bán sàn lên tới hơn 3,17 triệu đơn vị.
Trong khi đó, mã dầu khí khác là OIL thoát sắc xanh mắt mèo nhưng cũng giảm tới 12,5% xuống sát sàn 6.300 đồng/CP, khối lượng giao dịch chỉ thua BSR, đạt 1,73 triệu đơn vị.
Các mã khác là VHG, ABB, C4G đều có thanh khoản hơn 1 triệu đơn vị và chốt phiên cùng giảm mạnh hơn 10% hoặc giảm sàn.
Tính đến 10h10, đà giảm của thị trường được nới rộng khi VN-Index mất tới 26 điểm và rơi về vùng 91x. Rổ VN30 có NVL, PDR giảm sàn với dư bán sàn lần lượt 56 và 82 triệu đơn vị. Tạm tính, đây đã là phiên giảm sàn thứ 9 liên tiếp của NVL và thứ 6 liên tiếp của PDR. Cổ phiếu MWG và PLX cũng giảm sàn phiên sáng nay.
Hàng loạt mã như BVH, VPB, FPT cũng có thời điểm bị bán giá sàn. DIG với thông tin lãnh đạo tiếp tục bị bán giải chấp cũng đã giảm sàn về sát mệnh giá đầu phiên sáng nay cùng dư bán sàn hơn 20,5 triệu đơn vị.
Tính đến 9h30, VN-Index giảm 13,16 điểm (1,4%) xuống 927,88 điểm, HNX-Index giảm 3,46 điểm (1,89%) còn 179,98 điểm, UPCoM-Index giảm 0,74 điểm (1,11%) về 66,06 điểm.
VN-Index mở cửa giảm hơn 14 điểm với sắc đỏ tiếp tục áp đảo trên bảng điện. Nhiều cổ phiếu midcap và penny mở cửa trong sắc xanh sàn gây áp lực lên thị trường chung, điển hình như NBB, CTD, DPM, PVD, FRT, CII, LCG, HBC, DIG, DGC, APS, C4G, BSR,...
Tại nhóm vốn hóa lớn, NVL và PDR chưa thể thoát khỏi trạng thái giảm sàn mất thanh khoản, hiện đang dư mua lần lượt 54 triệu đơn vị và 81,7 triệu đơn vị.
--------
Phiên giao dịch ngày 15/11, VN-Index đóng cửa ở mốc 941,04, giảm mạnh 13,49 điểm (-1,41%) so với phiên trước đó. HNX-Index giảm 6,36 điểm (3,35%) xuống 183,45 điểm, UPCoM-Index giảm 1,82 điểm (2,65%) còn 66,81 điểm. Thanh khoản tiếp tục được duy trì ở mức trên trung bình với hơn 650 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức gần 10 nghìn tỷ đồng. Sắc đỏ vẫn tiếp tục là màu chủ đạo của thị trường khi có đến 370 mã giảm điểm, trong khi đó số mã tăng điểm chỉ là 86, còn lại là 49 mã đóng cửa tham chiếu.
Trên thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ phiên đầu tuần 14/11 đóng cửa trong sắc đỏ sau khi bật tăng mạnh mẽ trong tuần trước. Phát biểu của quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phần nào ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones rớt 211 điểm, tương đương 0,63%, và kết phiên ở gần 33.5347 điểm. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite giảm sâu hơn khi mất lần lượt 0,89% và 1,12%. Thị trường biến động xanh – đỏ thất thường trong ngày rồi giảm sút khi gần đóng cửa.
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|