Chứng khoán phiên sáng 13/10: Thị trường phân hóa, VN-Index lại vào thế giằng co

(Banker.vn) Mở cửa phiên sáng ngày 13/10, chỉ số VN-Index tăng điểm từ sớm , nhứng tới cuối phiên sáng, VN-Index lại về mốc tham chiếu. Tương đồng với VN-Index là VN30-Index, chỉ số nhóm này giảm mạnh hơn 1 chút.

Tạm dừng phiên sáng, sàn HOSE có 202 mã tăng và 202 mã giảm, VN-Index giảm 0,47 điểm (-0,05%), xuống 1.034,34 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 229,5 triệu đơn vị, giá trị 4.099,5 tỷ đồng, giảm 33% về khối lượng và 34% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 29,2 triệu đơn vị, giá trị 539,8 tỷ đồng.

Diễn biến thận trọng khiến đa phần các bluechip chỉ biến động nhẹ, với mức tăng chỉ trên dưới 1% của TCB, VCB, GVR, BVH, VNM, SAB, MBB, hay ngược lại là FPT, PDR, SSI, PLX, VPB với biên độ giảm cũng chỉ trên dưới 1%, cùng POW và MWG đứng tham chiếu.

Phần còn lại, một số mã tích cực nhất như CTG +4% lên 22.000 đồng, VRE +3,9% lên 25.150 đồng, BID +3,1% lên 31.400 đồng, ACB +2,9% lên 19.250 đồng. Các cổ phiếu STB và HPG nhích gần 2%, thanh khoản HPG cao nhất sàn với gần 10 triệu đơn vị khớp lệnh, STB khớp hơn 9,26 triệu đơn vị.

Trái lại, các cổ phiếu giảm điểm như NVL -3,6% xuống 73.300 đồng, MSN -3% xuống 78.700 đồng, VIC -2,5% xuống 58.500 đồng, VJC -2,4% xuống 106.100 đồng.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các cổ phiếu bất động sản, xây dựng nổi bật ở nửa đầu phiên đều đã hạ nhiệt, với DRH từ giá trần chỉ còn +5% lên 5.450 đồng, NLG +3,4% lên 26.000 đồng, QCG +3,4% lên 6.000 đồng, VCG +3,2% lên 15.900 đồng, CTD +2,8% lên 45.500 đồng, HHV +2,8% lên 10.900 đồng. Đáng chú ý là cổ phiếu AMD, khi đã tăng vọt lên giá trần +6,9% lên 1.390 đồng, khớp hơn 1,26 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu giảm đáng kể như DXS -5,3% xuống 11.500 đồng, TEG -4,3% xuống 8.500 đồng, ADS -3,7% xuống 11.750 đồng, các mã IDI, EIB, ORS, TGG, HPX, TCO giảm từ 2,6% đến 3,6%...

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index phần lớn thời gian giao dịch ở trên tham chiếu, dù rung lắc, giằng co xảy ra, cũng bởi sự phân hóa mạnh mẽ trên bảng điện tử.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 71 mã tăng và 68 mã giảm, HNX-Index tăng 0,33 điểm (+0,15%), lên 223,75 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 17,19 triệu đơn vị, giá trị 291,88 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,14 triệu đơn vị, giá trị 1,65 tỷ đồng.

Cổ phiếu đáng kể nhất trên sàn là CEO, khi có mức tăng khá +4% lên 15.600 đồng, khớp lệnh hơn 2,03 triệu đơn vị. Lác đác một vài sắc xanh nhạt khác tại IDC, SCG, API, DTD, trong PVS, TNG, MBS, MST, PVC, HTP, APS lùi về dưới tham chiếu.

Đáng kể là nhiểu cổ phiếu giằng co mạnh và kết phiên ở tham chiếu như SHS, IDJ, HUT, AMV, MBG, TAR, TVC, KVC… Trong đó, SHS khớp lệnh cao nhất sàn với hơn 2,64 triệu đơn vị.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index có nhịp tăng khá tích cực ngay đầu phiên, nhưng cũng yếu đi và về quanh tham chiếu, giằng co nhẹ cho đến khi kết phiên.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,01 điểm (-0,02%), xuống 78,93 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 9,26 triệu đơn vị, giá trị 142,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 65.000 đơn vị, giá trị 1,58 tỷ đồng.

Phiên này, cổ phiếu BSR vẫn hút giao dịch nhất với hơn 1,92 triệu đơn vị khớp lệnh, giá giảm 2% xuống 19.500 đồng.

Các cổ phiếu theo sau tích cực hơn với PAS +3,4% lên 6.100 đồng, khớp 1,33 triệu đơn vị, VGT +3,5% lên 14.600 đồng, khớp 0,47 triệu đơn vị.

Chứng khoán phiên sáng 12/10: Hồi phục diện rộng, VN-Index tăng mạnh hơn 36 điểm

Chứng khoán phiên sáng 13/10: Thị trường phân hóa, VN-Index lại vào thế giằng co

Tính đến 11h00, VN-Index tăng 3,29 điểm (0,32%) lên 1.038,1 điểm, VN30-Index tăng 2,19 điểm (0,21%) đạt 1.037,12 điểm.

VN-Index lấy lại sắc xanh vào giữa phiên sáng, tuy nhiên thanh khoản thị trường duy trì ở mức thấp cho thấy dòng tiền diễn biến thận trọng.

Tính đến 9h25, VN-Index giảm 1,69 điểm (0,16%) đạt 1.033,12 điểm, HNX-Index tăng 1,37 điểm (0,61%) lên 224,79 điểm, UPCoM-Index tăng 0,4 điểm (0,5%) đạt 79,34 điểm.

Trái với diến biến hồi phục trong phiên trước đó, VN-Index mở cửa xanh nhẹ nhưng lực bán nhanh chóng trở lại và chi phối thị trường.

Theo quan sát, áp lực cung chủ yếu đến từ nhóm vốn hóa lớn khi VN30-Index có mức giảm tuyệt đối gấp đôi VN-Index. Những cổ phiếu đang chuyển động kém sắc trong rổ VN30 có thể kể đến như bộ đôi VIC, VHM, cùng với NVL, MSN, VCB, GAS,...

Nhóm ngân hàng vẫn tăng giá đa số, thậm chí có doanh nghiệp còn sớm ra tin ước lợi nhuận quý 3 tích cực, nhưng không kéo được VN-Index đầu phiên sáng nay. Nhóm BĐS nhà ở cũng có đa số sắc xanh, nhất là trên những cổ phiếu tầm trung, tuy nhiên 1 số mã đầu ngành lại giảm ngay hoặc chỉ sau ATO chưa đến 1 phút như VHM, NVL, PDR, VRE…

Trong số những tên tuổi ở đây, có vài mã tăng mạnh như CEO, QCG, DIG, NLG… 1 số trong đó có thông tin hỗ trợ rằng cổ đông lớn sẽ mua vào, tuy nhiên ở đa số những cổ phiếu còn lại, mức tăng giá đã yếu hơn rất nhiều so với cuối phiên chiều qua.

Đầu phiên, các chỉ số hợp đồng tương lai phân hóa trở lại ngay sau ATO trong đó 2 HĐ gần nhất đều giảm nhẹ trên 1 điểm.

Công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư có thể mở vị thế Mua (Long) nương theo nhịp hồi phục tại vùng 1.016 - 1.020 điểm; dừng lỗ 1.014 điểm và chốt lời từng phần tại các mức 1.039, 1.045 điểm. Vị thế Bán (Short) mở ra tại các ngưỡng kháng cự tiềm năng 1.045 điểm và 1.051 điểm.

--------

Phiên giao dịch ngày 12/10, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.034,81, tăng mạnh 28,71 điểm (+2,84%) so với ngày hôm qua. Thanh khoản tiếp tục được duy trì ở mức trên trung bình khi có gần 600 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 10 nghìn tỷ đồng. Sắc xanh cũng chiếm ưu thế lớn trên bảng điện khi có đến 386 mã tăng điểm, trong khi đó số mã giảm điểm chỉ là 96, còn lại là 46 mã đóng cửa tham chiếu.

Nhận định phiên nhôm nay, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC) cho rằng, thị trường có thể sẽ tiếp tục hồi phục trong phiên giao dịch kế tiếp và VN-Index có thể sẽ kiểm định vùng kháng cự 1.062 – 1.072 điểm.

Bên cạnh đó, rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu giảm nhẹ nhưng nếu VN-Index vượt hoàn toàn vùng kháng cự 1.062 – 1.072 điểm, rủi ro ngắn hạn có thể giảm mạnh trong vài phiên tới và mở ra cơ hội tốt hơn cho thị trường trong ngắn hạn. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tăng nhẹ cho thấy nhà đầu tư đã có phần bớt bi quan hơn với xu hướng hiện tại.

Trên thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 12/10 đóng cửa trong sắc đỏ, chỉ số S&P 500 ghi nhận phiên giảm thứ 6 liên tiếp và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020 khi nhà đầu tư đón nhận chỉ số giá sản xuất (PPI) cao hơn dự kiến và chờ đợi chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 0,1% xuống còn gần 29.211 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 0,33% và đóng cửa ở 3.577 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite giảm gần 0,1% và kết phiên ở 10.417 điểm.

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán