Chứng khoán phiên sáng 9/12: Diễn biến giằng co, VN-Index khó "với" mốc 1.100 điểm |
Tạm dừng phiên sáng, sàn HOSE có 282 mã tăng (19 mã tăng trần) và 121 mã giảm (13 mã giảm sàn), VN-Index tăng 8,83 điểm (+0,84%) lên 1.060,64. Tổng khối lượng giao dịch đạt 366,98 triệu đơn vị, giá trị 6.582,13 tỷ đồng, đạt xấp xỉ về lượng và tăng 13,73% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước ngày 10/12. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 23,41 triệu đơn vị, giá trị 763,37 tỷ đồng.
Nhóm VN30 dù chỉ có 10 mã giảm trong khi có 19 mã tăng, nhưng các mã giảm có vốn hóa khá lớn như VHM giảm 2%, VIC giảm 1,2%, các mã VNM, FPT, CTG giảm trên dưới 0,5%, ngoài ra KDH và VRE đều giảm hơn 2%.
Trong khi ở chiều ngược lại, cổ phiếu NVL vẫn trong trạng thái trắng bên bán và dư mua trần tới 18,34 triệu đơn vị, ngắt nhịp sau 5 phiên giảm sàn liên tiếp, đồng thời thanh khoản cũng giảm mạnh so với những phiên gần đây do thiếu lực cung, với gần 3,55 triệu đơn vị khớp lệnh.
Các mã tăng tốt khác trong rổ cổ phiếu này có PLX và VCB cùng tăng 3,5%, GVR tăng 2,3%, GAS, SSI và MWG cùng tăng 1,5%, BVH tăng 1,4%...
Xét về nhóm ngành, việc kỳ vọng Trung Quốc sẽ sớm mở cửa kinh tế trở lại khiến các nhóm cổ phiếu thủy sản, vận tải có phiên giao dịch khởi sắc. Ở nhóm thủy sản, bên cạnh ANV, ACL và IDI vẫn giữ vững đà tăng trần, ASM tăng 5,4%, VHC tăng 4,1%, CMX tăng 3,7%...
Ở nhóm vận tải, bên cạnh cổ phiếu hàng không HVN tăng trần từ khi mở cửa, vận tải cảng biển với HAH và VOS có màn đảo chiều ngoạn mục và đóng cửa tăng kịch trần; VTO tăng 5,2%, PJT tăng sát trần 6,78%.
Ở nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng, điểm sáng vẫn thuộc về EIB khi xác lập phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp và chốt phiên sáng tại mức giá 23.850 đồng/CP với khối lượng dư mua trần gần 2,53 triệu đơn vị. Ngoài ra, các mã tăng tốt như anh cả VCB tăng 3,5% lên vùng giá cao trong phiên 80.000 đồng/CP, BID tăng 1,15%, SHB tăng 3,3%, VPB và TPB tăng hơn 2%...
Trong nhóm bất động sản, bên cạnh NVL được giải cứu thành công, “người bạn đồng hành” HPX cũng nhận tín hiệu vui từ rất sớm khi tăng trần từ lúc mở cửa. Tạm chốt phiên sáng nay, HPX đứng ở mức giá trần 7.470 đồng/CP với khối lượng khớp 1,69 triệu đơn vị và dư mua trần 6,12 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngoại trừ TVB nằm sàn ngay khi mở cửa, còn lại chủ yếu biến động nhẹ quanh vùng giá tham chiếu. Trong đó, VND chốt phiên đứng giá tham chiếu với thanh khoản thuộc top 3 thị trường, đạt 16,25 triệu đơn vị; VIX và SSI khớp lệnh trên dưới 8,5 triệu đơn vị, lần lượt chốt phiên tăng 3,4% và 1,5%.
Ngoài VND, các mã có thanh khoản trên 10 triệu đơn vị còn có SHB khớp 18,2 triệu đơn vị, HPG khớp 17,63 triệu đơn vị, GEX khớp 15,25 triệu đơn vị và VPB khớp 10,85 triệu đơn vị.
Sàn HNX, mặc dù trong phần lớn thời gian thị trường đều giao dịch trên mốc tham chiếu, nhưng áp lực gia tăng cuối phiên đã khiến HNX-Index quay đầu điều chỉnh nhẹ. Chốt phiên sáng, sàn HNX có 101 mã tăng và 42 mã giảm, HNX-Index giảm nhẹ 0,08 điểm (-0,04%) xuống 216,91 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 43,89 triệu đơn vị, giá trị 644,66 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,44 triệu đơn vị, giá trị 43,86 tỷ đồng.
Nhóm HNX30 vẫn tích cực với chỉ 5 mã mất điểm, nhưng cổ phiếu vốn hóa lớn nhất nhì thị trường là THD lại giảm khá sâu khi mất 6,6% xuống mức giá thấp nhất trong phiên 39.800 đồng/CP. Ngoài ra, cổ phiếu L14 cũng đảo chiều giảm 2,9% xuống mức 6.700 đồng/CP, VC3 giảm 2,1%, cùng LHC và DDG giảm nhẹ.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu TIG tiếp tục xác nhận phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp, các mã khác như TVD tăng 5%, PLC tăng 4,8%, BCC tăng 4,5%, PVC và TAR tăng 3,9%...
Cổ phiếu chứng khoán SHS vẫn dẫn đầu thanh khoản thị trường với giao dịch vượt trội, đạt 13,19 triệu đơn vị khớp lệnh và chốt phiên tăng 3,2% lên mức 9.600 đồng/CP.
Các mã giao dịch sôi động khác như CEO khớp 4,45 triệu đơn vị, IDC khớp 2,85 triệu đơn vị, PVS khớp 2,47 triệu đơn vị, đều chốt phiên tăng trên 2-3%.
Trên UPCoM, thị trường vẫn duy trì đà tăng khá tốt về cuối phiên. Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,74 điểm (+1,03%), lên 72,34 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 14,83 triệu đơn vị, giá trị 179,59 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,78 triệu đơn vị, giá trị 22,89 tỷ đồng.
Cổ phiếu BSR chốt phiên tăng 2,8% lên mức 14.500 đồng/CP với thanh khoản dẫn đầu, đạt 2,94 triệu đơn vị.
Đáng chú ý là cổ phiếu đầu tư công C4G tăng mạnh mẽ, chốt phiên tăng 8,4% lên mức 10.300 đồng/CP với khối lượng giao dịch đạt hơn 1,2 triệu đơn vị.
Tính đến 9h50, VN-Index tăng 4,27 điểm (0,41%) lên 1.056,08 điểm, HNX-Index tăng 1,43 điểm (0,66%) đạt 218,42 điểm, UPCoM-Index tăng 0,45 điểm (0,63%) lên 72,05 điểm.
Sau phiên ATO, VN-Index tăng gần 9 điểm khi bên mua đang thắng thế trên thị trường, nhưng lại nhanh chóng sụt giảm về tham chiếu sau đó. HNX-Index tăng thêm gần 2 điểm và giao dịch quanh mức 218 điểm.
VN30-Index giao dịch giằng co quanh mức tham chiếu. Sắc đỏ chiếm ưu thế hơn trong rổ VN30 với 13 mã giảm, 9 mã tăng và 8 mã đứng giá. Trong đó, VHM, VRE, CTG là những cổ phiếu giảm giá mạnh nhất rổ. Ở chiều ngược lại NVL đang giao dịch tích cực khi tăng hết biên độ.
Ngành khai khoáng giao dịch tương đối tích cực. Cổ phiếu MVB, TNT cùng tăng trần. Nhóm cổ phiếu họ dầu khí hiện sắc xanh tốt như PVS (+1,3%), PVD (+0,8%), PVC (+1,55%), PVB (+1,63%)…
Trong ngành xây dựng, bộ đôi HBC và CTD cùng leo dốc tăng hết biên độ. Khối lượng giao dịch của hai cổ phiếu này cũng đều tăng mạnh cho thấy lực cầu là khá lớn. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu khác như HHV, VCG, PC1 cùng hiện sắc xanh tích cực.
--------
Tuần 5 - 9/12, với tâm lý tích cực vẫn được duy trì trong phiên đầu tuần, VN-Index có lúc đã tiến rất sát mốc 1.100 khi chạm mức cao nhất tại 1.099,45. Trước mốc cản tâm lý, nhà đầu tư đã chốt lời mạnh, kéo VN-Index giảm sâu ở phiên sau đó (6/12). Trong tuần, chỉ số đã tìm được vùng cân bằng tại 1.035 – 1.040 và hồi phục. Trong hai phiên cuối tuần VN-Index đã chạm mốc 1.080 sau đó điều chỉnh và chốt tuần tại 1.051,81. Tính chung cả tuần, VN-Index giảm 28,2 điểm, tương đương với 2,61% so với tuần trước; trong khi đó HNX-Index tăng nhẹ 1,04 điểm (0,48%) lên mức 217 điểm.
Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC) cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng vào các phiên giao dịch đầu tuần và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng kháng cự 1.110 – 1.115 điểm. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên đồ thị giá có thể sẽ duy trì đà tăng và lực bán có dấu hiệu giảm dần, thay vào đó lực cầu có thể sẽ tăng dần trong vài phiên tới.
Ngoài ra, chỉ báo tâm lý có dấu hiệu tăng nhẹ và vẫn trong vùng lạc quan cho thấy rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và hạn chế mua mới trong giai đoạn này.
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|