Chứng khoán phiên chiều 9/5: Giao dịch "bình yên", VN-Index tạm ngừng tăng điểm

(Banker.vn) Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn gây chút áp lực lên thị trường trong phiên hôm nay, khiến đà tăng của VN-Index tạm thời bị chặn đứng...

Thị trường có phiên thứ 3 liên tiếp giao dịch tương đối "bình yên" quanh mốc 1.250 điểm. Dòng tiền phân hóa mạnh mẽ và vẫn tập trung luân chuyển ở nhóm cổ phiếu Midcap. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn gây chút áp lực lên thị trường trong phiên hôm nay, chỉ số VN30 giao dịch phần lớn dưới mức tham chiếu. Sắc xanh thất thủ trong những phút cuối phiên, thị trường đóng cửa điều chỉnh giảm nhẹ sau 6 phiên liên tiếp tăng điểm. Trên sàn HOSE sắc đỏ chiếm lĩnh phần nửa bản đồ nhiệt với 241 cổ phiếu điều chỉnh so với chỉ 201 mã tăng. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 09/05, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 1.248,64 điểm, giảm 1,82 điểm (-0,15%).

Chứng khoán phiên chiều 9/5: Giao dịch

Thanh khoản thị trường có phần trầm lắng, giao dịch dưới trung bình 20 phiên và chỉ ngang với giai đoạn hồi phục trước đó. Lũy kế cuối phiên giao dịch, thanh khoản khớp lệnh trên sàn HOSE đạt 724 triệu cổ phiếu (-22,38%), tương đương 19.962 tỷ đồng (- 14,22%) về giá trị giao dịch.

Độ mở thị trường chứng kiến sắc đỏ trở lại với 12/21 nhóm ngành giảm điểm sau 6 phiên liên tiếp lép về hoàn toàn. Gây sức ép lớn đến chỉ số trong phiên hôm nay gồm có các nhóm ngành như: Công nghệ viễn thông (-1,52%), Thực phẩm tiêu dùng (-1,23%), Đường (-1,00%), Chứng khoán (-1,00%),... Ở chiều ngược lại, ngược dòng tăng điểm trong phiên hôm nay phải kể đến: Thủy sản (+2,23%), BĐS KCN (+1,49%), Hàng không (+1,35%),...

Chứng khoán phiên chiều 9/5: Giao dịch
Các chỉ số chính thị trường đóng cửa phiên 9/5

Nếu như cuối phiên sáng nhóm VN30 chỉ có vài mã tăng điểm, thì về cuối phiên đã có thêm nhiều mã đảo chiều tăng, dù đa phần mức tăng chỉ trên dưới 1% như ACB, VJC, VHM, CTG, MBB, VJC, VIB… ngoài TPB nhích hơn 2,2% lên 18.150 đồng và đặc biệt là cổ phiếu BCM khi áp sát mức giá trần +6,4% lên 58.000 đồng. Trong khi các mã giảm cũng phần lớn giảm nhẹ, với VRE, HDB, GAS, VNM, SAB dẫn đầu cũng chỉ mất từ 1,5% đến 2,2%.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ với những cái tên thuộc các nhóm nguyên vật liệu, dầu khí, vận tải, điện, logistics như VNS, PSH, TNI, VOS đã tăng hết biên độ, với VOS khớp được hơn 6,2 triệu đơn vị. Các mã tăng đáng kể còn HVN +5,6% lên 20.800 đồng, PGV +3,9% lên 21.300 đồng, PVP +3,6% lên 17.300 đồng, VTP+3,3% lên 82.500 đồng, PVT +3% lên 28.950 đồng, TV2 +2,9% lên 37.200 đồng, SFI +2,7% lên 34.700 đồng…

Nhóm cổ phiếu nông nghiệp, thủy sản đa phần đã hạ nhiệt so với cuối phiên sáng, với AGM +4,2% lên 5.180 đồng, ACL +4,1% lên 12.850 đồng, FMC +3,5% lên 53.600 đồng, các mã HSL và VHCM chỉ còn nhích hơn 2%, IDI tăng 1,7%...

Phiên này, đáng chú ý còn tại NVL khi là mã khớp lệnh cao nhất sàn với hơn 24,7 triệu đơn vị, giá cổ phiếu có thời điểm đã tăng hơn 4%, nhưng kết phiên chỉ còn +1,1% lên 13.750 đồng.

Ở chiều ngược lại, chỉ một số ít bị bán tương đối mạnh như TCI -4,9% xuống 11.700 đồng. Ngày mai sẽ là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2021 của TCI bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 200:29, tương đương TCI phát hành thêm hơn 14,64 triệu cổ phiếu trong đợt này.

Ba cổ phiếu quen thuộc khác là ST8 -4,3% xuống 9.300 đồng, khớp 1,27 triệu đơn vị; APG -4% xuống 14.600 đồng và RDP -3,8% xuống 5.290 đồng.

Trên sàn HNX, dù các mã nhỏ hoạt động mạnh, nhưng các cổ phiếu lớn lại chìm trong sắc đỏ, khiến HNX-Index rung lắc quanh tham chiếu và kết phiên tăng không đáng kể. Đóng cửa, sàn HNX có 76 mã tăng và 89 mã giảm, HNX-Index tăng 0,07 điểm (+0,03%), lên 234,58 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 81,5 triệu đơn vị, giá trị 1.552,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,12 triệu đơn vị, giá trị 147,7 tỷ đồng.

Các cổ phiếu nhỏ đua nhau tăng trần như AAV, IDJ, VHE, APS, SRA, CTP, API, khớp lệnh từ hơn 1 triệu đến hơn 3,11 triệu đơn vị.

Trong khi đó, như đã đề cập, các mã lớn SHS, CEO, PVS, MBS, TNG, VGS đều giảm điểm, nhưng mức giảm cũng chỉ trên dưới 1%. Trong đó, SHS vẫn là cổ phiếu hút thanh khoản nhất với hơn 15,5 triệu đơn vị khớp lệnh.

Trên thị trường UpCoM, chỉ số UpCoM-Index lùi về dưới tham chiếu, nhưng đã nhanh chóng bật lên, dù sức bật chỉ đủ giúp chỉ số này tăng nhẹ khi đóng cửa. Chốt phiên, UpCoM-Index tăng 0,34 điểm (+0,37%), lên 91,91 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 49,8 triệu đơn vị, giá trị 633,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,26 triệu đơn vị, giá trị 64,1 tỷ đồng.

Cổ phiếu được quan tâm nhất vẫn là AAH với khối lượng khớp lệnh dẫn đầu khi có hơn 8,7 triệu đơn vị, giá cổ phiếu giữ ở mức trần +12,8% lên 4.400 đồng.

Các mã khác tăng đáng kể có PSB, VAB, VGT, BVB, BCR với mức tăng từ hơn 5% đến hơn 9%, khớp lệnh từ 0,75 triệu đến hơn 3,5 triệu đơn vị.

Bày tỏ quan điểm về thị trường hôm nay, CSI cho rằng, nhịp điều chỉnh không quá mạnh và thanh khoản không lớn nên xu hướng hồi phục vẫn chưa bị phá vỡ. Ngưỡng kháng cự quanh mốc 1.265 điểm vẫn có thể được VN-Index test trong các phiên tới. Mặc dù vậy, đây là thời điểm mà áp lực chốt lời có khả năng dâng cao, nên chúng ta vẫn cần thận trọng cho vị thế mua mới, chỉ ưu tiên mua thăm dò ở những mã cổ phiếu có kết quả kinh doanh tăng trưởng trong QI/2024 khi thị trường chung có nhịp chỉnh. Trong trường hợp thị trường tăng lên ngưỡng quanh 1.265 điểm, chúng tôi tiếp tục ưu tiên vị thế căn bán.

Trải qua nhịp điều chỉnh ngắn hạn, thị trường chứng khoán tiềm ẩn rủi ro do yếu tố tâm lý

Theo ABS, hiện tại chỉ số VN-Index đang tiệm cận đường MA10 tuần là kháng cự mạnh, nên tiềm ẩn rủi ro do yếu tố ...

VASB tổ chức Hội thảo Phát triển bền vững và Công bố thông tin về ESG của Công ty Chứng khoán

Trong phiên sáng của Hội thảo Phát triển bền vững và Công bố thông tin về ESG của Công ty Chứng khoán, đại diện Hiệp ...

"Sốc" với biên độ giảm gần 40% trong một phiên của cổ phiếu doanh nghiệp sách

Trong một ngày mà các chỉ số chính của thị trường chứng khoán gần như đi ngang, cổ phiếu SAP biết cách để gây "sốc" ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán