Chứng khoán phiên chiều 3/5: Nhóm VN30 tiếp tục kéo thị trường

(Banker.vn) Kết phiên giao dịch 3/5, VN-Index tăng 4,67 điểm (0,38%) lên mức 1.221 điểm; HNX-Index tăng 0,73 (0,32%) điểm lên mức 228,2 điểm.

Độ rộng trên 2 sàn niêm yết nghiêng về bên mua với 478 mã tăng và 328 mã giảm. Nhóm VN30 là động lực kéo thị trường tăng phiên thứ 3 liên tiếp với 16 mã tăng, 12 mã giảm và 2 mã tham chiếu. Thanh khoản toàn thị trường tăng nhẹ so với phiên giao dịch trước đó với hơn 19.000 tỷ đồng nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình 20 phiên giao dịch gần đây.

Đáng chú ý, trong phiên hôm nay cổ phiếu MWG ghi dấu ấn với khối lượng giao dịch lên đến gần 30 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch khoảng 1.700 tỷ đồng, lớn nhất sàn chứng khoán phiên 3/5 và đây là mức cao kỷ lục trong lịch sử niêm yết của cổ phiếu này. Khối ngoại cũng giao dịch tích cực gom mua gần 10 triệu đơn vị với giá trị mua ròng hơn 545 tỷ đồng, đưa MWG trở thành cổ phiếu được khối ngoại gom mạnh nhất trong phiên.

diễn biến VN-Index phiên 3/5.
Diễn biến VN-Index phiên 3/5.

Trên sàn HOSE, có 223 mã tăng và 200 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 643,43 triệu đơn vị, giá trị 17.027,31 tỷ đồng, tăng 12,82% về khối lượng và 18,25% về giá trị so với phiên trước đó.

Nhóm VN30 là điểm tựa chính khi kết phiên vẫn giữ mức tăng khá tốt hơn 8,4 điểm. Trong đó có 12 mã giảm, với GVR giảm mạnh nhất là 2%, tiếp theo là POW giảm 1,4%, FPT giảm 1,1%, còn lại đều giảm nhẹ chưa tới 1%.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng duy trì vai trò dẫn dắt, tuy nhiên xu hướng chính vẫn là phân hóa. HDB tăng mạnh nhất ngành, TCB tăng 2,9%. Ngoài ra, các mã tăng tốt khác trong rổ bluechip như VRE tăng 2,9%, MSN tăng 2,6%, ACB tăng 1,9%. Ngược lại. VBB giảm 5,5% xuống 12.000 đồng/cp, LPB giảm 1,5%, VIB giảm 0,9%, SHB giảm 0,9%,…

Nhóm cổ phiếu hàng không cũng là tâm điểm đáng chú ý, đặc biệt là mã HVN khi kết phiên tăng 6,9% lên mức giá 18.500 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh hơn 6,74 triệu đơn vị và dư mua trần gần 4,5 triệu đơn vị. Đây là mức giá cao nhất của HVN trong gần 2 năm qua và cũng là mức thanh khoản cao nhất trong khoảng 1,5 năm, kể từ phiên 6/7/2023 với hơn 8,6 triệu đơn vị. Ngoài ra, còn có VJC cũng khởi sắc khi kết phiên tăng 2%, thuộc top 5 mã tăng tốt nhất trong rổ VN30, lên gần vùng đỉnh của năm ở mức 106.000 đồng/cp, thanh khoản đạt gần 1,1 triệu đơn vị.

Theo sau là nhóm vật liệu xây dựng và ngành sản xuất hàng gia dụng với mức tăng lần lượt là 1,08% và 1%. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu chứng có nhiều mã quay xe giảm như SSI, TVB, VIG, cùng hàng loạt mã đứng mốc tham chiếu như VND, FTS, ORS, CTS, BVS, APS…

Trên sàn HNX, thị trường thu hẹp biên độ về cuối phiên khi nhóm HNX30 hạ độ cao. Đóng cửa có 92 mã tăng và 75 mã giảm, tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 55,5 triệu đơn vị, giá trị 1.112,14 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 12,54 triệu đơn vị, giá trị 289,27 tỷ đồng, trong đó riêng GKM thỏa thuận gần 3,7 triệu đơn vị, giá trị xấp xỉ 121 tỷ đồng và HUT thỏa thuận 6,24 triệu đơn vị, giá trị hơn 106 tỷ đồng.

Nhóm HNX30 chỉ còn tăng 2,5%, dù sắc xanh vẫn chiếm áp đảo với 16 mã tăng và chỉ 5 mã giảm. Trong đó, các mã giảm là TMB, VC3, DVM, DHT và MBS với biên độ chỉ trên dưới 1%.

Ngược lại, VCS vẫn tích cực nhất dù biên độ thu hẹp đáng kể khi kết phiên tăng 3,7%; tiếp theo là LHC, CEO, HLD, NVB, PVG, NTP tăng trong khoảng 1-2%.

Một vài mã đáng chú ý như CEO tăng 1,7% với thanh khoản 5,65 triệu đơn vị, VGS tăng 4% với thanh khoản 1,83 triệu đơn vị, cặp đôi AAV và VHE cùng đóng cửa trong sắc tím với thanh khoản tương ứng 3,17 triệu đơn vị và 1,17 triệu đơn vị.

Trái lại, cổ phiếu TAR sau khi nhận án hủy niêm yết đã nằm sàn, đóng cửa tại mức giá 5.200 đồng/cp với khối lượng khớp lệnh 0,68 triệu đơn vị và dư bán sàn tới hơn 4 triệu đơn vị.

Trên UPCoM, sắc xanh quay lại trong những phút cuối phiên đóng cửa tăng 0,09 điểm (+0,1%), lên 89,78 điểm với 225 mã tăng và 100 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 29,48 triệu đơn vị, giá trị 331,21 tỷ đồng.

Cổ phiếu BSR vẫn có giao dịch sôi động nhất với thanh khoản hơn 4,1 triệu đơn vị, kết phiên tăng 1,1% lên mức 18.200 đồng/cp. Bên cạnh đó, góp mặt trong nhóm cổ phiếu hàng không, ACV tiếp tục nới rộng biên độ trong phiên chiều và đóng cửa tăng 6,9% lên mức giá 94.400 đồng/CP, khối lượng giao dịch đạt gần 0,7 triệu đơn vị. Ngược lại, cũng trong nhóm cổ phiếu công nghệ, VGI đóng cửa giảm 2,8% xuống mức 66.000 đồng/CP, khối lượng giao dịch đạt 2,26 triệu đơn vị.

Chứng khoán phiên sáng 3/5: Cổ phiếu chứng khoán “chữa lành” thị trường

Xu hướng hồi phục tiếp diễn, VN-Index mở cửa tăng gần 6 điểm trong phiên sáng nay (3/5). Bên cạnh sự dẫn dắt của một ...

Thị trường xanh vỏ đỏ lòng, dòng tiền cá mập tiếp tục giao dịch với thanh khoản thấp

Diễn biến phiên giao dịch 03/05, thị trường xanh vỏ đỏ lòng, dòng tiền cá mập tiếp tục giao dịch với thanh khoản thấp.

Lý giải đà tăng giá phá đỉnh của cổ phiếu Viễn thông FPT (FOX)

Trong 4 phiên giao dịch gần nhất, FOX cho thấy sự bứt phá mạnh mẽ với nhịp tăng hơn 25%, đi kèm với đó là ...

Hồng Quân

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục