Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch ngày 29/5 trong trạng thái giằng co, nếu như phiên sáng không có gì quá đáng chú ý ngoài "bộ 3" nhà Apec, VN-Index đi ngang thì tới phiên chiều, các chỉ số đồng loạt "đỏ" đậm dần. Điểm tích cực hôm nay là việc thanh khoản cải thiện so với phiên hôm qua.
Đóng cửa phiên hôm nay, VN-Index giảm tương đối đáng kể 9,09 điểm (-0,71%), xuống mức 1.272,64 điểm với 182 mã tăng và 260 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1 tỷ đơn vị, giá trị giao dịch đạt hơn 25 nghìn tỷ đồng.
Các chỉ số chính thị trường đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/5 |
Nhóm VN30 hôm nay phủ một màu đỏ rực với đầu tàu giảm điểm bao gồm các cổ phiếu như BVH giảm 2,98%, CTG giảm 1,71%, HDB giảm 2,90%, HPG giảm 1,89%, STB giảm 2,08%, VJC giảm 1,55%...
Ở chiều hướng tăng giảm, lác đác có một vài chấm xanh với GAS tăng nhẹ 0,37% lên mức 82.200 đồng/cổ phiếu, POW tăng 0,82% lên mức 12.550 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu VPB của VPBank đứng giá tham chiếu với hơn 8,2 triệu cổ phiếu sang tay.
Về nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng có EIB đóng cửa tăng mạnh 4,80% lên 19.500 đồng, trong khi LPB nới đà tăng lên 3,79%, đóng cửa ở mức 26.000 đồng. Trong khi đó, HDB là mã giảm mạnh nhất khi mất hơn 2%...
Cổ phiếu chứng khoán hôm nay hút tiền khá tốt với VND là cổ phiếu có thanh khoản tốt nhất thị trường với việc khớp hơn 22 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,68% lên 18.200 đồng. Hôm nay cũng là ngày giao dịch không hưởng quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 5% và phát hành thêm tỷ lệ 5:1, giá 10.000 đồng/cổ phiếu của VND.
Một vài cái tên đáng chú ý khác trong nhóm có thể kể tới như ORS tăng 2,20% lên 16.250 đồng, tiếp đến là VDS tăng 2,87% lên 25.100 đồng. Ngoài ra, AGR cũng tăng 1,98% lên 20.650 đồng...
Tại nhóm thép, không có quá nhiều sự thay đổi so với phiên hôm qua, ngoại trừ HSG mất sắc xanh, kết phiên giảm gần 1%.
Nhóm bất động sản chứng kiến AGG tăng kịch trần đầu phiên và mất chút thành quả vào cuối phiên khi chỉ còn tăng 5,88%.
Ngoài VND, sàn HOSE cũng ghi nhận khối lượng sang tay đáng kể tại TCH với khớp lệnh gần 19 triệu đơn vị (11,89 triệu), đóng cửa tăng 2,06% lên 19.800 đồng.
Sàn HNX mở cửa phiên hôm nay tăng khá tốt nhưng sau đó quay đầu về tham chiếu rồi lình xình quanh điểm xuất phát trong nửa cuối phiên, đóng cửa giảm hơn 1 điểm. Cụ thể, HNX-Index giảm 1,43 điểm (-0,58%), xuống 244,15 điểm với 88 mã tăng và 95 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 99 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt hơn 1,8 nghìn tỷ đồng.
Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu thuộc hệ sinh thái Apec "náo loạn" thị trường khi tăng giảm với biên độ cực lớn. Cụ thể, 3 cổ phiếu IDJ, APS cùng APS tạm dừng phiên sáng với sắc tím, thế nhưng tới cuối phiên chiều, cả 3 cổ phiếu này cùng "cắm đầu" lao dốc, sắc tìm chuyển thành "xanh lơ". Duy chỉ có IDJ thoát cảnh giảm sàn, nhưng cũng giảm mạnh 8,75%.
nhóm cổ phiếu thuộc hệ sinh thái Apec "náo loạn" thị trường khi tăng giảm với biên độ cực lớn |
Trong khi đó, SHS là mã có thanh khoản nhất HNX với 9,7 triệu đơn vị, nhưng đóng cửa giảm 1,6% xuống 18.500 đồng, IDJ đứng thứ 2 về thanh khoản với hơn 7,4 triệu đơn vị, đóng cửa giảm mạnh như đã nói ở trên...
Trên thị trường UPCoM, khá bất ngờ là chỉ số chính UPCOM-Index lại vững vàng sắc xanh trong cả phiên giao dịch hôm nay. Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,30 điểm (+0,31%), lên 95,92 điểm với 171 mã tăng và 112 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 86 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt hơn 1,3 nghìn tỷ đồng.
Hôm nay, UPCoM có 2 mã có thanh khoản lớn đều đóng cửa tăng giá. Trong đó, ABB khớp 7,5 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 4,76% lên 8.800 đồng, bên cạnh đó là BVB với hơn 7 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 5,65% lên 13.000 đồng.
UPCoM hôm nay cũng ghi nhận phiên tăng trần thứ 2 của cổ phiếu DPC nhà Nhựa Đà Nẵng, với mức tăng 14,13% lên 10.500 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên thanh khoản lại khá "èo uột" với chỉ vài trăm đơn vị.
Được biết, 2,2 triệu cổ phiếu DPC giao dịch trở lại trên UPCoM từ ngày 28/5 theo chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 6.700 đồng/cp.
Trước đó, cổ phiếu DPC bị hủy niêm yết bắt buộc vì tổng lỗ lũy kế của doanh nghiệp tại ngày 31/12/2023 vượt quá vốn điều lệ thực góp, thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định.
Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2023, lỗ luỹ kế của Nhựa Đà Nẵng tại ngày 31/12/2023 là 23,9 tỷ đồng, trong đó lỗ luỹ kế năm 2022 là hơn 16,5 tỷ đồng và lỗ luỹ kế năm 2023 là 7,3 tỷ đồng.
Đây là lần thứ 2 cổ phiếu của Nhựa Đà Nẵng bị hủy niêm yết, sau lần đầu tiên vào năm 2009 cũng do vi phạm quy định về lỗ lũy kế. Cổ phiếu này niêm yết lần đầu vào năm 2001 trên sàn HOSE, đến tháng 6/2009 chuyển qua sàn HNX.
Nhận định chứng khoán phiên 29/5: Dòng tiền lan tỏa, nhà đầu tư đã có thể yên tâm? Thị trường chứng khoán tiếp đà hồi phục mạnh, dòng tiền cũng lan tỏa sang hầu hết các nhóm ngành, liệu nhà đầu tư đã ... |
Chứng khoán phiên sáng 29/5: VN-Index mất mốc 1.280 điểm, nhóm Apec tiếp tục nổi sóng Chứng khoán phiên sáng 29/5 mở cửa trong sắc xanh, thị trường giao dịch giằng co và bất ngờ giảm dưới mốc tham chiếu trước ... |
Chứng khoán VNDirect vừa có báo cáo phân tích về triển vọng của Tập đoàn FPT. Theo VNDirect, thị trường có thể sẵn sàng trả ... |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|