Chứng khoán phiên chiều 26/4: Dòng tiền quay trở lại, VN-Index có phiên hồi phục đầu tiên

(Banker.vn) Sau phiên sáng khá ảm đạm, thị trường chứng khoán bước vào phiên chiều tích cực hơn, khi độ rộng bảng điện tử đã đảo chiều nghiêng về số mã tăng, VN-Index kết phiên có thêm gần 6 điểm.

Thị trường chứng khoán ngày 26/4/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Sau khi liên tiếp giảm điểm trong hai phiên đầu tuần, đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/4, sàn HOSE có 234 mã tăng và 135 mã giảm, VN-Index tăng 5,95 điểm (+0,57%), lên 1.040,8 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 576,7 triệu đơn vị, giá trị 11.431,5 tỷ đồng, tăng 7% về khối lượng và 21% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 145,2 triệu đơn vị, giá trị 3.911,4 tỷ đồng.

Các bluechip đóng cửa có tới 20 mã tăng, trong đó, đóng góp lớn nhất là HPG khi mạnh nhất rổ VN30 với mức tăng 4,5% lên 22.000 đồng, thanh khoản không những cao nhất nhóm mà còn dẫn đầu thị trường với hơn 26,8 triệu đơn vị. Khối ngoại cũng mạnh tay giao dịch HPG, khi mua vào hơn 22,5 triệu đơn vị và bán ra hơn 16,8 triệu cổ phiếu.

Theo sau là ba cổ phiếu nhóm trụ cột ngân hàng, với TCB +3,4% lên 30.000 đồng, HDB +3% lên 18.900 đồng, VIB +2,3% lên 20.450 đồng, cổ phiếu lớn nhất ngành là VCB dù chỉ tăng 1,2%, nhưng là mã đóng góp cho VN-Index tốt thứ hai sau HPG.

Chứng khoán phiên chiều 26/4: Dòng tiền quay trở lại, VN-Index có phiên hồi phục đầu tiên
VN-Index chốt phiên tăng nhẹ.

Theo sau là ba cổ phiếu nhóm trụ cột ngân hàng, với TCB +3,4% lên 30.000 đồng, HDB +3% lên 18.900 đồng, VIB +2,3% lên 20.450 đồng, cổ phiếu lớn nhất ngành là VCB dù chỉ tăng 1,2%, nhưng là mã đóng góp cho VN-Index tốt thứ hai sau HPG.

Ở những mã tăng khác, các cổ phiếu SSI, PDR, BID, STB, PLX, NVL, GAS, VNM, GVR, MWG tăng từ 1,2% đến 1,9%.

Trái lại, các cổ phiếu giảm chỉ còn FPT, CTG, VRE, VJC, VJC với mức giảm nhẹ từ 0,1% đến 1,1%. Đáng tiếc nhất là VHM khi bất ngờ giảm khá mạnh -4,4% xuống 48.000 đồng.

Chứng khoán phiên chiều 26/4: Dòng tiền quay trở lại, VN-Index có phiên hồi phục đầu tiên
Các chỉ số chính thị trường đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/4 (Nguồn: SSI)

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, với các mã thép nổi bật khi đầu tàu HPG tăng tốc. Theo đó, HSG +5% lên 15.700 đồng, khớp 13,6 triệu đơn vị, NKG +5% lên 14.800 đồng, khớp 5,07 triệu đơn vị, SMC +4,6% lên 10.350 đồng, POM +3,8% lên 4.690 đồng, TLH +3,4% lên 7.090 đồng.

Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu khác cũng đã tăng tốc, trong đó, các mã ngành nhựa của nhà An Phát với AAA, HII, APH đều đã tăng kịch trần khi đóng cửa, với AAA khớp được hơn 12,6 triệu đơn vị, APH khớp 4,56 triệu đơn vị.

Sắc tím khác còn tại các cổ phiếu nhựa Bình Minh BMP, nhựa Đông Á DAG và nhựa Hà Nội, lên lần lượt 77.300 đồng, 4.630 đồng và 14.400 đồng.

Các cổ phiếu đơn lẻ DPG và LPB cũng đã tăng hết biên độ khi đóng cửa lên 31.700 đồng và 14.000 đồng.

Một số cổ phiếu công ty chứng khoán sau phiên bán tháo hôm qua cũng đã có sự phục hồi đáng ghi nhận, với AGR +4,4% lên 11.800 đồng, FTS +4% lên 27.400 đồng, VCI +3,7% lên 31.100 đồng, BSI +3,6% lên 28.800 đồng, CTS +2,5% lên 16.400 đồng.

Đáng chú ý khác còn tại các cổ phiếu bất động sản như DIG +4,3% lên 16.900 đồng, khớp 12 triệu đơn vị, BCG +5,6% lên 8.720 đồng, khớp 9,76 triệu đơn vị…

Ở chiều ngược lại, không mã nào giảm quá sâu đáng kể, với sắc đỏ ở các cổ phiếu thanh khoản cao có DGC, TTF, DPM, ASM, DCM, CII, SBT, HAG, HQC, nhưng mức giảm nhẹ, khớp từ 1,66 triệu đến 10,8 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, lực cầu tích cực trong phiên chiều cũng đã kéo HNX-Index hồi phục mạnh và lên mức cao nhất ngày khi đóng cửa. Chốt phiên, sàn HNX có 90 mã tăng và 72 mã giảm, HNX-Index tăng 1,16 điểm (+0,57%), lên 205,84 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 62,7 triệu đơn vị, giá trị 853,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,76 triệu đơn vị, giá trị 101,4 tỷ đồng.

Phần lớn các cổ phiếu thanh khoản cao đều tăng, với các mã CEO, NRC, MBS, PVC, TAR, API, MST, IDJ, VGS, TVD, LIG… có mức tăng từ hơn 2% đến hơn 4%, khớp từ 0,37 triệu đến hơn 4,4 triệu đơn vị. Trong khi đó, SHS +1% lên 9.900 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn với 16,9 triệu đơn vị.

Cổ phiếu đáng chú ý nhất là DDG, khi tiếp tục giảm sàn -9,8% xuống 11.000 đồng, khớp lệnh hơn 6,43 triệu đơn vị và còn dư bán sàn tới hơn 13 triệu đơn vị. Đây đã là phiên giảm sàn thứ 13 liên tiếp của DDG.

Trên UPCOM, chỉ số UPCOM-Index cũng đã dần trồi lên trên tham chiếu, nhưng bất ngờ quay đầu và may mắn giữ được sắc xanh ở những phút cuối. Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,02 điểm (+0,02%), lên 78,01 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 19,1 triệu đơn vị, giá trị 247,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 14,39 triệu đơn vị, giá trị 367 tỷ đồng.

Các cổ phiếu tăng đáng kể như SNC +22,4% lên 18.000 đồng, MSR +7,5% lên 15.700 đồng, DRI +6,8% lên 7.900 đồng và BIG tăng trần +15% lên 4.600 đồng.

Trong khi đó, BSR +1,9% lên 16.100 đồng, khớp lệnh cao nhất UpCoM với 3,34 triệu đơn vị, theo sau là C4G với 2,84 triệu đơn vị và giảm nhẹ 0,8% xuống 11.700 đồng.

Khối ngoại hôm nay quay trở lại mua ròng với giá trị chỉ vào khoảng gần 50 tỷ đồng. Trong đó, HPG (+122,09 tỷ) và VCB (+91,64 tỷ) là hai cổ phiếu được tham gia mua ròng tích cực nhất toàn thị trường. Ngoài ra còn có một số cái tên khác như STB (+54,36 tỷ) hay NLG (+17,18 tỷ). Ở chiều hướng bán ròng, VHM (-44,61 tỷ) và BMP (-32,01 tỷ) là hai cổ phiếu bị bán ra đáng chú ý nhất trong phiên hôm nay.

Khối tự doanh hôm nay bán ròng mạnh với giá trị đạt mức hơn 200 tỷ đồng. Trong đó, THI (-64.40 tỷ) là cổ phiếu bị bán ra mạnh nhất toàn thị trường. Bên cạnh đó còn có một số cái tên khác như HPG (-23.64 tỷ), VNM (-15.91 tỷ) hay VHM (-15.30 tỷ). Ở chiều hướng ngược lại, quỹ ETF DCVFMVN DIAMOND (+19.00 tỷ) là cái tên duy nhất đáng chú ý.

Nghiên cứu, triển khai quản lý định danh với các cá nhân hành nghề chứng khoán

Trong thời gian tới, cơ quan quản lý sẽ nghiên cứu để triển khai quản lý định danh đối với các cá nhân hành nghề ...

Chứng khoán APEC (APS) muốn chào bán riêng lẻ 50 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chuyên nghiệp

Công ty CP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (Chứng khoán APEC, HNX: APS) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 ...

CEO TPBank lý giải về việc cấp tín dụng cho dự án trên "đất vàng" quận 1 TP.HCM của Novaland

Mới đây TPBank đã ký kết thỏa thuận về việc hợp tác triển khai xây dựng hoàn thiện dự án The Grand Manhattan, vấn đề ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán