Chứng khoán phiên chiều 14/6: Bán mạnh cuối phiên, VN-Index đứt chuỗi tăng điểm

(Banker.vn) Thị trường chứng khoán phiên giao dịch chiều ngày 14/6 chứng kiến áp lực bán gia tăng đầy bất ngờ trong phiên ATC, VN-Index cũng theo đó mà giảm đến hơn 5 điểm...

Chứng khoán phiên chiều 13/6: NVL thăng hoa, thép cũng bứt phá

Đóng của phiên giao dịch ngày 14/6, VN-Index giảm 5,04 điểm (-0,45%), xuống 1.117,42 điểm với 126 mã tăng, trong khi có tới 280 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 928,6 triệu đơn vị, giá trị 17.130,7 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ đôi chút so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 82,6 triệu đơn vị, giá trị 1.974,9 tỷ đồng.

Chứng khoán phiên chiều 14/6: Bán mạnh cuối phiên, VN-Index đứt chuỗi tăng điểm
Thị trường chứng khoán liên tục phải đón nhận những áp lực bán mạnh và có xu hướng tăng dần đều về cuối phiên chiều 14/6

Diễn biến của VN-Index hôm nay theo diễn biến của nhóm VN30, trong đó nhóm này dù sắc xanh và đỏ không quá chênh lệch (11 mã tăng, 17 mã giảm và 2 mã đứng giá là PLX và TPB), nhưng biên độ giảm của các mã giảm mạnh hơn nhiều so với các mã tăng.

Cụ thể, 2 mã tăng mạnh nhất là CTG và VPB chỉ tăng lần lượt 1,4% lên 28.700 đồng và 1,3% lên 19.750 đồng, trong khi ở chiều ngược lại có 7 mã giảm trên 1%, trong đó mã giảm mạnh nhất là PDR mất 4,2% xuống 16.950đồng.

Có 3 mã giảm hơn 2% là GVR giảm 2,7% xuống 17.900 đồng, NVL giảm 2,6% xuống 15.200 đồng và MWG giảm 2,2 xuống 42.050 đồng. Ba mã còn lại giảm trên 1% là STB, HPG và MSN. Kết quả, VN30-Index giảm 4,79 điểm (-0,43%), xuống mức thấp nhất ngày 1.110,6 điểm.

Chứng khoán phiên chiều 14/6: Bán mạnh cuối phiên, VN-Index đứt chuỗi tăng điểm
Các chỉ số chính thị trường đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/6 (Nguồn: SSI)

Về diễn biến chung của thị trường, trong nhóm bất động sản, ngoài QCG còn có thêm EVG, TLD và VRC cũng bị đẩy xuống mức kịch sàn khi đóng cửa chiều nay và đều còn dư bán sàn. Trong đó, QCG còn dư bán sàn lớn nhất, tới hơn 2,2 triệu đơn vị, khớp 2,82 triệu đơn vị.

Một mã khác cũng có dư bán sàn (3.130 đồng) lớn là DLG với 1,88 triệu đơn vị, khớp 11,31 triệu đơn vị.

Trong nhóm bất động sản, chỉ còn chưa tới 10 mã giữ được sắc xanh, trong đó tăng mạnh nhất là NLG cũng chỉ tăng hơn 1,6% lên 34.050 đồng. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, ngoại trừ các mã đã đề cấp là QCG, EVG, VRC, TLD, NVL, PDR, LDG, còn có nhiều mã khác giảm khá mạnh như DRH (-4,9%), ITC (-5,8%), TDH (-4,1%), 6 mã giảm từ hơn 3% đến gần 4%; 15 mã giảm từ hơn 2% đến gần 3%.

Trong đó, NVL vẫn là mã có thanh khoản tốt nhất nhóm và thứ 2 thị trường sau SHB với 38,8 triệu đơn vị. Tiếp đến là PDR khớp 17,16 triệu đơn vị, DIG khớp 15,13 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 2,1% xuống 20.500 đồng…

Nhóm ngân hàng, ngoài CTG và VPB, thì SHB là mã có giao dịch tích cực nhất cả điểm số và thanh khoản với mức tăng 2,5% lên 12.550 đồng, khớp 49 triệu đơn vị. Thanh khoản tốt tiếp theo của nhóm là VPB với 25,39 triệu đơn vị.

Nhóm chứng khoán chỉ còn 2 mã đầu ngành còn giữ được sắc xanh le lói là VND tăng 0,3% lên 18.700 đồng, khớp 38,88 triệu đơn vị và SSI tăng 0,2% lên 25.400 đồng, khớp 25,25 triệu đơn vị.

Nhóm thép cũng tương tự, chỉ còn HMC, TNA và VCA có sắc xanh nhạt, cùng DTL đứng tham chiếu, còn lại đều giảm. Trong đó, HPG giảm 1,3% xuống 23.100 đồng, khớp 23,48 triệu đơn vị, HSG giảm 2,3% xuống 16.800 đồng, khớp 14,69 triệu đơn vị, NKG giảm 2% xuống 17.100 đồng, khớp 8,97 triệu đơn vị.

Sàn HNX cũng bị đẩy mạnh xuống trong nửa cuối phiên, trong đó HNX30 cũng bị đẩy xuống mức thấp nhất ngày, nhưng HNX nhờ có sự hỗ trợ KSF nên thoát mức thấp nhất ngày. Chốt phiên, HNX-Index giảm 1,33 điểm (-0,58%), xuống 228,91 điểm với 67 mã tăng và 125 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 127,3 triệu đơn vị, giá trị 2.018,9 tỷ đồng, giảm 6% về khối lượng và 1% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 10 triệu đơn vị, giá trị 243,6 tỷ đồng.

Trong các mã thanh khoản tốt nhất trên HNX, chỉ còn MBS giữ được sắc xanh nhạt với mức tăng 0,5% lên 18.600 đồng, khớp 7,24 triệu đơn vị, còn lại đều chìm trong sắc đỏ. Trong đó, SHS vẫn là mã có thanh khoản tốt nhất với 24,78 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 1,5% xuống 13.300 đồng. PVS vượt qua MBS trở thành mã có thanh khoản tốt thứ 2 với 7,62 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 1,3% xuống 30.500 đồng. CEO cũng giảm 1,6% xuống 25.200 đồng, khớp 5,23 triệu đơn vị. Các mã khác như AMV, HUT, IDC, LIG, NRC đều giảm.

UPCoM lại giằng co nhẹ quanh tham chiếu trong phiên chiều nhưng cuối cùng cũng không thoát khỏi phiên giảm điểm. Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,18 điểm (-0,22%), xuống 84,82 điểm với 147 mã tăng, 158 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 84,8 triệu đơn vị, giá trị 900,6 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 10,8 triệu đơn vị, giá trị 137 tỷ đồng.

VHG vẫn giữ được vị trí số 1 về thanh khoản hôm nay, vượt qua BSR với 9,75 triệu đơn vị so với 8,35 triệu đơn vị và cả 2 cùng đứng tham chiếu khi đóng cửa ở mức giá 3.700 đồng và 17.200 đồng.

LMH khi đó lại hạ nhiệt khá nhiều so với phiên sáng khi đóng cửa chỉ còn tăng 2,3% lên 4.500 đồng, khớp 4,38 triệu đơn vị. SBS khớp gần 3 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 2,6% xuống 7.600 đồng. Ba mã nữa có thanh khoản trên 2 triệu đơn vị là ABB, KVC và QTP với 3 sắc màu khác nhau khi đóng cửa (vàng, đỏ, xanh).

Khối ngoại tiếp tục gia tăng mua ròng trong phiên hôm nay với giá trị tăng đột biến lên mức hơn 600 tỷ đồng. Trong đó, HPG (+205,30 tỷ) là cổ phiếu được tham gia mua vào tích cực nhất toàn thị trường. Bên cạnh đó còn có một số cái tên đáng chú ý khác như SSI (+95,68 tỷ), VND (+79,79 tỷ) hay CTG (+74,76 tỷ). Ở chiều hướng bán ròng, VNM (-112,60 tỷ) và VPB (-94,64 tỷ) là hai cổ phiếu duy nhất đáng chú ý trong ngày hôm nay.

Khối tự doanh quay trở lại mua ròng với giá trị vào khoảng hơn 180 tỷ đồng. Trong đó, BCM (+61,17 tỷ) là cổ phiếu được mua ròng tốt nhất trong phiên hôm nay. Theo sau đó là một vài cái tên khác như quỹ ETF Ssiam Vnfin Lead (+31,36 tỷ), MBB (+20,70 tỷ) hay HSG (+10,32 tỷ). Ở chiều hướng ngược lại, HPG (-23,75 tỷ) là cái tên duy nhất bị bán ròng đáng chú ý.

Ông Bùi Nguyên Khoa - Phó phòng Phân tích BSC: Thị trường sẽ phân hóa khi kết quả kinh doanh quý 2 xuất hiện

Chuyên gia cho rằng, trong thời gian tới thị trường có thể lên đến 1.150 điểm và khi đó có thể gặp cản mạnh. Còn ...

Chứng khoán Mỹ tăng không như kỳ vọng dù chỉ số lạm phát thấp hơn dự báo

Mặc dù lạm phát thấp hơn dự báo nhưng chỉ số chứng khoán Mỹ lại có phần hụt hơi trong phiên giao dịch hôm qua.

Chứng khoán phiên sáng 14/6: Lực cầu yếu, VN-Index tạm đi ngang

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch sáng ngày 14/6 chứng kiến hàng loạt các cổ phiếu tăng mạnh từ hôm trước bắt đầu "hạ ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán