Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/12, sàn HOSE có 256 mã tăng và 231 mã giảm, VN-Index tăng 4,42 điểm (+0,40%), lên 1.096,3 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 650 triệu đơn vị, giá trị 12.805,7 tỷ đồng, giảm gần 9% về khối lượng và 13% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 88,7 triệu đơn vị, giá trị 1.926,8 tỷ đồng.
Nhóm bluechip đã có tới 20 mã tăng, với HDB là cổ phiếu dẫn đầu với mức tăng 3% lên 18.950 đồng, theo sau là MWG +2,7% lên 40.650 đồng, HPG +2,3% lên 27.200 đồng. Các cổ phiếu khác tăng nhẹ, với ACB, STB, SAB, SSI, CTG, TCB tăng từ 1,1% đến 1,8%.
Khả năng bật tăng mạnh của VN-Index trong các phiên tới đây là tương đối khó |
Ở bên phía giảm điểm, chỉ còn MSN và VHM mất hơn 1%, còn VCB, VPB, GAS và VJC giảm không đáng kể. Trong khi đó, SHB, SSB, VIC và VNM đứng giá tham chiếu.
Tâm điểm là HPG khi thanh khoản cao nhất nhóm với 20,4 triệu đơn vị khớp lệnh và đứng thứ hai toàn thị trường. Các cổ phiếu ACB, VPB, SHB, SSI và STB khớp từ 11,4 triệu đến 18,2 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các cổ phiếu thép theo chân HPG khởi sắc với NKG +5,5% lên 24.000 đồng, khớp 11,2 triệu đơn vị; HSG +3,6% lên 21.500 đồng, khớp 8 triệu đơn vị; TLH +2,2% lên 8.200 đồng, hai mã SMC và POM cũng kết phiên trong sắc xanh.
Các mã bất động sản, xây dựng với VCG, GEX, BCG, CTI, NVL, KBC, EVG tăng 1,9% đến 2,8%. Cổ phiếu các công ty chứng khoán VIX, FTS, CTS, BSI tăng trên dưới 2,5%.
Trái lại, ba cổ phiếu HAG, HQC và ITA vẫn nằm sàn. Trong đó, HAG khớp lệnh cao nhất thị trường khi có 22,2 triệu đơn vị và dư bán sàn hơn 13,1 triệu đơn vị; HQC khớp 13,8 triệu đơn vị, dư bán sàn hơn 9 triệu đơn vị; ITA khớp gần 11 triệu đơn vị, dư bán sàn gần 3,5 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, diễn biến tương tự, khi HNX-Index sau nhịp giảm nhanh đã bật hồi lên trên tham chiếu ở những phút cuối.
Đóng cửa, sàn HNX có 89 mã tăng và 68 mã giảm, HNX-Index tăng 1,54 điểm (+0,68%), lên 227,27 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 78,4 triệu đơn vị, giá trị 1.356,9 tỷ đồng.
Nhiều cổ phiếu trên sàn cũng đã đảo chiều tăng thành công, dù mức tăng cũng còn khiêm tốn, với CEO, HUT, TNG, PVS, IDC, APS, VC3, PVC chỉ nhích hơn 1%, các mã SHS, MBS, HTP, MBG tăng hơn 2%. Trong đó, SHS khớp lệnh cao nhất sàn khi có 19,1 triệu đơn vị.
Cổ phiếu MST vẫn là điểm sáng lớn khi +7,6% lên 5.700 đồng, khớp lệnh hơn 5,43 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu giảm đáng kể vẫn chỉ còn TIG -7,7% xuống 12.000 đồng, khớp 7,92 triệu đơn vị, các mã AMV, LIG, LAS giảm 2-3%.
Trên UpCoM, cũng như hai chỉ số chính, chỉ số UPCoM-Index cũng đã tìm về được mức trên tham chiếu ở những phút cuối.
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,21 điểm (+0,25%), lên 85,1 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 22,8 triệu đơn vị, giá trị 285,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 16 triệu đơn vị, giá trị 296,4 tỷ đồng, trong đó, chủ yếu là hơn 10,2 triệu cổ phiếu DVN, trị giá 210,2 tỷ đồng.
Cổ phiếu BCR có phiên hồi phục mạnh và tăng 11% lên 11.800 đồng, khớp hơn 0,83 triệu đơn vị.
Nhiều cổ phiếu cũng đã tăng điểm trở lại, dù mức tăng phần lớn chỉ trên dưới 1%, với BSR +0,6% lên 18.400 đồng, thanh khoản vẫn cao nhất UpCoM khi có hơn 3 triệu đơn vị.
Theo Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), VN-Index đã cho phản ứng hồi phục tương đối tích cực sau khi tiếp cận sát 1.080 điểm và hình thành nên mẫu nến rút chân, thể hiện diễn biến tâm lý có phần chủ động hơn từ phe mua.
Mặc dù vậy, VN-Index sẽ khó có khả năng tăng điểm bứt phá trong các nhịp tới do xu hướng giảm điểm trung hạn vẫn đang là chủ đạo và VN-Index có thể sẽ quay trở lại kiểm định ngưỡng cận dưới của vùng hỗ trợ 1.080 (+/-15) điểm.
Sau khi gia tăng tỷ trọng cổ phiếu ở ngưỡng 1.080 (+/-15) điểm, nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong các nhịp hồi phục sớm, chỉ gia tăng tỷ trọng thêm khi về các ngưỡng hỗ trợ xa hơn tại 1.030 (+/-15) điểm.
Với Công ty chứng khoán Shinhan Việt Nam, vùng 1.080 điểm một lần nữa đóng vai trò như ngưỡng hỗ trợ quan trọng. Hiện tại, thị trường vẫn giao dịch trong biên độ 1.080 - 1.130 điểm tính từ đầu tháng 11; trong đó, vùng 1.080 điểm đóng vai trò hỗ trợ và vùng 1.130 điểm đóng vai trò kháng cự.
Các chỉ báo kỹ thuật như RSI và MACD đang cho tín hiệu giảm, báo hiệu rủi ro thị trường vẫn còn hiện hữu.
Còn với Chứng khoán Beta (BETA), công ty chứng khoán này phân tích trong tuần này sẽ có phiên giao dịch đáo hạn phái sinh đồng thời áp lực bán ròng của khối ngoại có thể còn duy trì nên dòng tiền sẽ thận trọng dẫn đến khả năng rung lắc, biến động mạnh trong phiên.
Tuy nhiên, với nhịp điều chỉnh hiện tại, sẽ mở ra cơ hội cho những nhà đầu tư có tỷ trọng tiền mặt cao với tầm nhìn dài hạn mua tích lũy cổ phiếu của những doanh nghiệp có nền tảng cơ bản và triển vọng tốt khi về vùng giá hấp dẫn, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất vẫn được duy trì ở mức thấp cùng với nhiều chính sách ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Chứng khoán năm 2024: Những câu chuyện hấp dẫn vẫn đang ở phía trước Nhìn về triển vọng thị trường trong tương lai, trước niềm tin vào nền tảng tăng trưởng của nền kinh tế nói chung cũng như ... |
Cổ phiếu BCR của BCG Land bất ngờ "nổi sóng" sau nhiều phiên "đổ đèo" Đóng cửa phiên sáng 19/12, cổ phiếu BCR của Công ty CP BCG Land bất ngờ "quay xe" tăng phi mã, thậm chí có thời ... |
Nhóm cổ penny bị "đánh úp", HAG, HQC và ITA lập tức "nằm sàn" Trong phiên sáng nay, nhóm cổ phiếu penny bất ngờ bị bán mạnh trong đó HAG và HQC giảm sàn với thanh khoản đột biến; ... |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|