Tuần giao dịch cuối cùng của năm 2023 (25-29/12/2023), hai chỉ số thị trường đều ghi nhận mức tăng tích cực. Cụ thể, VN-Index tăng 2.44% so với cuối tuần giao dịch trước, lên mức 1.129,93 điểm. HNX-Index tăng 1,21%, kết năm ở mức 231,04 điểm.
Thanh khoản trên 2 sàn lại diễn biến trái ngược nhau. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE tăng hơn 15% so với tuần giao dịch trước, đạt gần 701,6 triệu cp/phiên. Còn về phía sàn HNX, thanh khoản bình quân giảm hơn 12%, còn hơn 63,8 triệu cp/phiên.
Trong ngắn hạn vẫn nên tận dụng những đợt tăng của thị trường để chốt lời tại vùng giá tốt hoặc cơ cấu lại danh mục |
Vai trò dẫn dắt đà tăng của VN-Index trong tuần qua thuộc về nhóm cổ phiếu ngân hàng. Cụ thể, có tới 5 cổ phiếu là VPB, BID, TCB, HDB và CTG góp mặt trong top 10 cổ phiếu tích cực nhất, giúp chỉ số tăng tổng cộng gần 6,4 điểm. Trong đó, VPB kéo tăng gần 2,1 điểm - cao thứ hai toàn sàn.
Tuần qua, duy nhất một cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng lọt top 10 cổ phiếu tiêu cực nhất, chính là “anh cả” VCB - kéo giảm hơn 0,7 điểm, đè mạnh nhất sàn.
Nghiêng hẳn về xu hướng đỡ thị trường trong tuần qua là nhóm cổ phiếu họ Vingroup - VHM và VIC. Hai cổ phiếu này kéo tăng chỉ số gần 4,6 điểm, trong đó VHM mang về hơn 3,2 điểm - cao nhất cả sàn.
Trong phiên 27/12, có hơn 90 triệu cổ phiếu VHM được sang tay, trong đó có một giao dịch với khối lượng hơn 80 triệu cổ phiếu ngay mức giá trần. Còn lượng cổ phiếu khớp lệnh chỉ hơn 6 triệu đơn vị, giá trị tương đương 253 tỷ đồng.
Tính tổng hai phương thức, hơn 96 triệu cổ phiếu VHM đã được giao dịch trong phiên 27/12 với tổng giá trị gần 4.292 tỷ đồng, cao nhất từ khi cổ phiếu này được niêm yết. Số cổ phiếu này tương đương 2,2% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của VHM.
Đáng nói, giao dịch thỏa thuận này diễn ra trùng thời điểm VIC đăng ký mua thỏa thuận toàn bộ gần 117 triệu cổ phiếu VHM do công ty con - Công ty CP Vinpearl đang nắm giữ, từ ngày 21/12/2023-19/01/2024.
Ngay hôm sau (28/12), VIC báo cáo đã hoàn tất nhận chuyển nhượng hơn gần 117 triệu cổ phiếu VHM từ Vinpearl. Sau giao dịch, Vingroup nâng số lượng cổ phiếu nắm giữ lên hơn 3 tỷ cổ phiếu VHM, tương đương 69,34% vốn.
Tương tự, một số cổ phiếu đầu ngành như thực phẩm (MSN), thép (HPG) và cao su (GVR) cũng ghi nhận kết quả tích cực. Trong đó, MSN kéo tăng gần 1,5 điểm – cao thứ ba toàn sàn; HPG gần 1,3 điểm và GVR gần 1 điểm.
Rổ VN30 chứng kiến sự áp đảo hoàn toàn của sắc xanh. Dẫn đầu nhóm kéo tăng là VPB với gần 5,1 điểm, tiếp theo là VHM gần 3,3 điểm; HPG hơn 2,9 điểm. Phía bên kia, duy nhất một mã kéo giảm là VCB với gần 0,3 điểm.
Đối với HNX-Index, hai cổ phiếu giúp chỉ số giữ vững đà tăng tuần qua là HUT và HTP, mang về 0,5 điểm mỗi mã. Tại nhóm kéo giảm, dẫn đầu là PTI với gần 0,3 điểm.
Nhận định về diễn biến thị trường tuần tới, Chứng khoán Vietcap dự báo trong phiên đầu năm 2023, sự suy yếu trong quán tính tăng của rổ VN30 có thể khiến nhóm vốn hóa lớn dẫn dắt VN-Index điều chỉnh giảm. Khi đó, chỉ số sẽ kiểm định hỗ trợ ngắn hạn MA5 và trung hạn MA200 đang nằm tại 1.123-1.125 điểm.
Nếu lực bán không mạnh, thể hiện bởi (những) phiên giảm nhẹ với thanh khoản thấp, giúp ngưỡng hỗ trợ nói trên không bị vi phạm, VN-Index sẽ có cơ hội đảo chiều tăng trở lại sau đó để hướng lên kháng cự MA100 ở vùng 1.145 điểm.
Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) thì cho rằng, nhiều khả năng chỉ số sẽ sớm gặp áp lực điều chỉnh lớn trở lại quanh cận dưới vùng kháng cự 1.150 (+/-15).
Nhà đầu tư tránh mua đuổi trong các nhịp hồi phục sớm, có thể cân nhắc bán hạ tỷ trọng các vị thế đã mở tại vùng 1.150 (+/-15) và chỉ mở mua trở lại khi chỉ số về 1.085 (+/-15).
Với Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), dự kiến thị trường sẽ được hỗ trợ khi lùi bước và có cơ hội vượt cản 1.130 điểm vào đầu năm mới 2024 và hướng đến vùng cản 1.150 điểm để kiểm tra nguồn cung.
Nhà đầu tư cần quan sát diễn biến cung cầu, có thể cân nhắc vùng giá hỗ trợ để mua ngắn hạn tại các cổ phiếu đã tạo nền tích lũy và có động thái khởi sắc trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trong ngắn hạn vẫn nên tận dụng những đợt tăng của thị trường để chốt lời tại vùng giá tốt hoặc cơ cấu lại danh mục.
Dưới góc nhìn kỹ thuật, VCBS cho rằng khu vực đỉnh cũ 1.130 - 1.135 hiện vẫn đang là kháng cự ngắn hạn của thị trường và đây cũng là nới giao cắt với đường Senkou Span B.
Hai chỉ báo MACD và RSI ở khung đồ thị nêu trên vẫn đang hướng lên và chưa cho tín hiệu tạo đỉnh thứ 2 nên xu hướng chính của VN-Index vẫn sẽ tăng điểm trung hạn. Tuy nhiên, ở khung đồ thị 1H, cả 2 chỉ báo MACD và RSI bẻ xuống ở vùng cao cho tín hiệu khả năng cao VN-Index sẽ xuất hiện những phiên điều chỉnh với biên độ quanh 10 điểm trong tuần tới (02 - 05/01/2024).
Nhìn lại thị trường chứng khoán 2023 và nhóm ngành tiềm năng trong 2024 Thị trường chứng khoán ghi nhận diễn biến tương đối khó lường trong năm 2023. Với bối cảnh hiện tại, đâu là nhóm cổ phiếu ... |
Bất động sản khu công nghiệp: "Đất lành chim đậu" Xét về mặt tổng thể, bất động sản khu công nghiệp là một trong số ít nhóm ngành có kết quả kinh doanh duy trì ... |
Thị trường đón nhiều thông tin hỗ trợ, VN-INDEX hướng tới vùng kháng cự mạnh 1.150 điểm Với sự dẫn dắt của bộ 3 cổ phiếu vốn hóa lớn VHM – VPB – MSN, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có .. |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|