Phiên giao dịch ngày 18/12, chỉ số VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ với 112 mã tăng và 415 mã giảm. Theo đó, VN-Index chốt phiên giao dịch đầu tuần với mức giảm 10,42 điểm, qua đó tiến về vùng 1.091,88 điểm. Thanh khoản thị trường có phần sụt giảm so với tuần trước, tương ứng 14,7 nghìn tỷ đồng.
Nhóm VN30 cũng nới rộng biên độ giảm về cuối phiên, đóng cửa giảm gần 13 điểm, về dưới mốc 1.085 điểm, khi chỉ còn 3 mã giữ được sắc xanh. Trong đó đáng chú ý là VJC ngược dòng thị trường ấn tượng, đóng cửa tăng 1,9% lên mức giá cao nhất trong ngày 105.000 đồng/CP; ngoài ra có ACB và VRE nhích nhẹ chưa tới 1 bước giá. Ở chiều ngược lại có tới 25 mã giảm, trong đó cặp đôi ngân hàng là HDB và STB giảm mạnh nhất, lần lượt mất 3,2% và 3%.
VN-Index có thể giảm trong ngắn hạn, theo sau vài phiên giảm là những nhịp phục hồi kỹ thuật |
Trong bối cảnh nhóm cổ phiếu bluechip vẫn duy trì diễn biến giao dịch kém khả quan, thì dòng tiền lại tìm cơ hội ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Bên cạnh DLG và HAR duy trì trạng thái dư mua trần khá lớn, trong phiên chiều có thêm sự tham gia của HHS và HNG khi cùng đóng cửa tăng kịch trần. Trong đó, HHS có thanh khoản sôi động với hơn 12 triệu đơn vị khớp lệnh và dư mua trần hơn 0,66 triệu đơn vị; còn HNG khớp lệnh hơn 2,1 triệu đơn vị.
Ngoài ra, HAG vẫn duy trì đà tăng 1,9% và đóng cửa tại mức giá 13.300 đồng/CP với thanh khoản dẫn đầu thị trường, đạt hơn 24 triệu đơn vị; HQC có thời điểm tiệm cận giá trần và đóng cửa tăng 3,4% lên 4.590 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 19,3 triệu đơn vị…
Xét về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu ngân hàng tác động mạnh nhất thị trường, với sự góp mặt của 6/10 mã có ảnh hưởng mạnh nhất tới chỉ số chung. Trong đó, VCB lấy đi gần 1 điểm của chỉ số chung, tiếp theo là CTG và BID lần lượt là 0,85 điểm và 0,7 điểm.
Về diễn biến nhóm cổ phiếu này, chỉ có duy nhất ACB ngược dòng thành công nhưng đóng cửa cũng chỉ tăng 0,2%, ngoài ra MSB và SSB giữ được mốc tham chiếu, còn lại đều lùi sâu hơn trong phiên chiều.
Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 18/12, số lượng mã đỏ đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index giảmn 1,29 điểm (-0,57%) và tiến về vùng 225,73 điểm với thanh khoản đạt trên 77 triệu đơn vị, tương đương trên 1.200 tyyr đồng.
Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,17 điểm (-0,19%) xuống 84,88 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 35 triệu đơn vị, giá trị khoảng 474 tỷ đồng.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định thanh khoản giảm so với phiên trước cho thấy dòng tiền đang có trạng thái thận trọng và bị động trước nguồn cung. Tuy nhiên, áp lực bán cổ phiếu đa phần xuất phát từ khối ngoại.
"Khả năng giảm điểm có thể còn tiếp diễn trong phiên giao dịch tiếp theo. Nhà đầu tư vẫn cần quan sát cung cầu cổ phiếu, tận dụng nhịp hồi phục để chốt lời ngắn hạn hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro" - ông Nguyễn Huy Phương, Phó phòng Tư vấn khách hàng cá nhân của VDSC, khuyến nghị.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Bảo, chuyên viên phân tích cấp cao Công ty Chứng khoán VCBS, cho rằng nhà đầu tư nên giữ tâm lý thận trọng, tránh hoảng loạn bán đuổi khi thị trường rung lắc mạnh. Chỉ số VN-Index có thể sớm xuất hiện các phiên hồi phục trong ngắn hạn.
Chứng khoán Đông Á (DAS) thì cho rằng, giai đoạn cuối năm, thị trường chưa có thông tin hỗ trợ và dòng tiền vào thị trường co hẹp, lực cầu yếu, bức tranh kỹ thuật trở nên tiêu cực.
VN-Index có thể giảm trong ngắn hạn, theo sau vài phiên giảm là những nhịp phục hồi kỹ thuật nhưng nhà đầu tư thận trọng trong việc bắt đáy mà nên tận dụng cơ hội để cơ cấu danh mục, tăng dự phòng sức mua để chờ đợi cơ hội giải ngân khi thị trường cân bằng hơn.
Riêng với Aseansc, công ty chứng khoán này cho rằng chỉ số dao động giảm trong quá trình tìm điểm cân bằng với vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.087 - 1.081 điểm được kì vọng giúp chỉ số tích lũy lực cầu và dần cân bằng trở lại.
Aseansc khuyến nghị nhà đầu tư nên kiên nhẫn, duy trì tỷ trọng cổ phiếu thấp chờ đợi các tín hiệu xác nhận tích cực hơn từ thị trường chung. Các thông tin dự báo tích cực về thị trường trong năm 2024 và động thái nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh là yếu tố giúp gia tăng kỳ vọng và giúp thị trường lấy lại động lực hỗ trợ đà tăng.
Chứng khoán Tiên Phong (ORS) muốn vay 1.000 tỷ đồng từ VPBank Số tiền này sẽ được Chứng khoán Tiên Phong dùng để đầu tư kinh doanh trái phiếu Chính phủ và chứng chỉ tiền gửi do ... |
Để mất mốc 1.100 điểm trong phiên giao dịch đầu tuần, xu hướng VN-Index sẽ ra sao? Trong phiên giao dịch đầu tuần, thị trường chứng khoán tiếp tục giảm điểm với thanh khoản thấp. |
Chứng khoán Rồng Việt lọt Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất Nhóm ngành Tài chính 2023 Theo kết quả được công bố tại Lễ trao giải Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) lần thứ 16 - năm 2023, Công ... |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|