Chứng khoán phiên 15/12: Còn đó áp lực điều chỉnh, "chứng sĩ" cân nhắc khi xuống tiền

(Banker.vn) Dưới góc nhìn kỹ thuật, Công ty chứng khoán Beta cho rằng VN-Index phiên 14/12 đã kiểm tra vùng hỗ trợ 1.100-1.110 điểm và đóng cửa thành công trên vùng hỗ trợ, tuy nhiên dòng tiền vào thị trường khá thận trọng cùng với áp lực bán ròng của khối ngoại vẫn duy trì khiến cho áp lực điều chỉnh trong ngày giao dịch tới vẫn khá cao...

Kết thúc phiên giao dịch chiều ngày 14/12, chỉ số VN-Index tiếp tục đóng cửa trong sắc đỏ với 138 mã tăng và 381 mã giảm. Theo đó, VN-Index ghi nhận tín hiệu tiêu cực khi giảm 4,07 điểm (-0,37%) xuống 1.110,13 điểm. Thanh khoản thị trường giảm đáng kể so với hôm qua, tương đương 14,6 nghìn tỷ đồng.

Tại nhóm VN30, HPG, VHM, VPB là 3 cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà giảm của thị trường. Đáng nói, SAB là cổ phiếu tiêu cực nhất nhóm với đà giảm 1,6%. Chiều ngược lại, FPT đóng cửa trong sắc xanh với đà tăng 1,1%.

Tổng quan, thị trường đang diễn biến khá tiêu cực và mô hình 2 đỉnh dần được củng cố. Với diễn biến của phiên hôm nay, có thể đánh giá dòng tiền không quá mặn mà khi chỉ số giao động trên 1.100 điểm.

Chứng khoán phiên 15/12: Còn đó áp lực điều chỉnh,
Dòng tiền đang không quá mặn mà khi chỉ số giao động trên 1.100 điểm

Tại nhóm đầu tư công, phe mua có phần suy yếu so với phiên giao dịch buổi sáng. Kết phiên chiều, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,...phân hóa trong sắc xanh, đỏ đan xen, biến động lên tới 2%. Các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... giảm điểm với biến động lên tới 2%. Cá biệt, HUT giảm gần 5% và là cổ phiếu giảm sâu nhất nhóm.

Diễn biến cùng chiều nhóm đầu tư công, lực bán đã trở lại ở nhóm cổ phiếu thép. HPG, NKG và HSG đồng loạt giảm điểm với mức độ khoảng 1%. Cùng chiều, các mã vốn hóa nhỏ hơn như SMC, POM, TIS,... đóng của thấp hơn phiên hôm qua khoàng 4%. Cá biệt, POM đột ngột nằm sàn với thanh khoản lớn.

Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền cũng có sự phân hóa mạnh mẽ. Chốt phiên chiều, số lượng mã đỏ đã lấy lại ưu thế. Cổ phiếu APS mã tiêu cực nhất nhóm với đà giảm gần 3%. Ngược chiều, APG đóng cửa cao hơn phiên hôm qua 1,4%.

Trong diễn biến khác, tại nhóm ngân hàng sắc đỏ đã trở lại trong giai đoạn cuối phiên. Tại nhóm VN30, số lượng mã đỏ đã tăng đáng kể so với phiên sáng. Đáng chú ý, VCB tiếp tục vai trò giữ điểm trong khi STB bất ngờ suy yếu khi giảm 1,3%.

Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên chiều, PVD, PVS, BSR, PVC ghi nhận diễn biến tiêu cực hơn phiên sáng khi giảm đồng loạt giảm gần 2%.

Cuối cùng, lực bán đã gia tăng mạnh mẽ tại nhóm BĐS trong phiên chiều nay. Kết phiên giao dịch chiều 14/12, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,...đồng loạt giảm điểm trên 2%. Cá biệt, cổ phiếu NVL giảm gần 4% với khối lượng lớn.

Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 14/12, số lượng mã đỏ đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index giảm 1,19 điểm (-0,52%) và tiến về vùng 227,23 điểm với thanh khoản đạt trên 87 triệu đơn vị, tương đương trên 1.700 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, TIG tiếp tục duy trì mức tăng trên 2% và là cổ phiếu tích cực nhất nhóm. Chiều ngược lại, cổ phiếu HUT giảm gần 5%.

Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,13 điểm (-0,16%) lên 85,22 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 37 triệu đơn vị, giá trị khoảng 542 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR giảm nhẹ so với phiên sáng, qua đó đóng cửa tại mốc 18.400 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 5,1 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp hơn 1,3 triệu đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 11.900 đồng, giảm hơn 2% so với buổi sáng.

Nhận định về thị trường chứng khoán, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trong đầu phiên giao dịch và VN-Index có thể hồi phục vào cuối phiên.

Đồng thời, thanh khoản có thể sẽ cải thiện hơn nhờ phiên cơ cấu danh mục của hai quỹ ETF, nhưng điểm tiêu cực là thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn, nên chỉ số có thể sẽ chưa thể vượt được kháng cự 1.130 điểm và đồ thị giá có thể biến động hẹp trở lại trong những phiên tới.

Ngoài ra, khối ngoại tiếp tục bán ròng khiến các nhà đầu tư vẫn đang tỏ ra thận trọng với diễn biến thị trường hiện tại.

Chứng khoán VietCap thì cho rằng, VN-Index sẽ có quán tính giảm để kiểm định hỗ trợ MA20, MA50 tại vùng 1.105-1.110 điểm. Nếu áp lực bán không mạnh, chỉ số sẽ có cơ hội hồi phục lên vùng cản 1.118-1.120 điểm một lần nữa.

Kịch bản tích cực nếu kháng cự này được chinh phục với thanh khoản đủ mạnh (50%), VN-Index sẽ duy trì khả năng hướng lên mốc 1.155 điểm.

Ngược lại, nếu lực bán chiếm ưu thế khiến hỗ trợ tại MA20, MA50 bị vi phạm (50%), chỉ số sẽ điều chỉnh xuống lại vùng quanh 1.080 điểm.

Dưới góc nhìn kỹ thuật, Chứng khoán Beta cho rằng VN-Index phiên 14/12 đã kiểm tra vùng hỗ trợ 1.100-1.110 điểm và đóng cửa thành công trên vùng hỗ trợ, tuy nhiên dòng tiền vào thị trường khá thận trọng cùng với áp lực bán ròng của khối ngoại vẫn duy trì khiến cho áp lực điều chỉnh trong ngày giao dịch tới vẫn khá cao. Đường MA200 (1.120,3 điểm) một lần nữa đóng vai trò kháng cự đối với VN-Index khi hồi phục.

Trong giai đoạn hiện nay, áp lực bán ròng của khối ngoại vẫn đè nặng lên thị trường khi dòng tiền tham gia trên thị trường vẫn duy trì sự thận trọng. Tuy nhiên, nhà đầu tư có tỷ trọng tiền mặt cao với tầm nhìn dài hạn vẫn có thể cân nhắc tận dụng nhịp điều chỉnh để mua tích lũy cổ phiếu của những doanh nghiệp có nền tảng tốt và triển vọng kinh doanh khả quan trong thời gian tới khi các chính sách ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng kinh tế vẫn đang được duy trì.

Chứng khoán ACB (ACBS) muốn huy động thêm 9.000 tỷ từ 3 ngân hàng

Hoạt động vay vốn diễn ra trong bối cảnh ACBS được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 1.000 ...

Tâm lí dòng tiền cá mập "kém sắc", VN-Index bị nhóm BĐS đè nặng

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm 14/12, dòng tiền cá mập trở lại giằng co trên thị trường do nhịp điều chỉnh sâu ...

Thủ tướng yêu cầu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian sớm nhất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1360/CĐ-TTg ngày 13/12/2023 tăng cường các giải pháp thúc đẩy thị trường chứng ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán