Chứng khoán Mỹ rơi sâu vào "thị trường gấu", Dow Jones mất hơn 100 điểm

(Banker.vn) Chứng khoán Mỹ giảm 6 phiên liên tiếp, chỉ số S&P 500 rơi sâu hơn vào thị trường con gấu vào ngày 27/9 sau khi thiết lập mức đáy mới trong năm 2022, trong khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tiếp tục tăng lên mức cao chưa từng thấy trong ít nhất 1 thập kỷ.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/9, chỉ số S&P 500 giảm 0,21% xuống 3.647,29 điểm. Trước đó trong phiên, chỉ số này có lúc sụt tới mức thấp 3.623,29 điểm, giảm xuống dưới mức đáy trong phiên là 3.636 điểm ghi nhận được vào giữa tháng 6/2022.

Chỉ số Dow Jones mất 125,82 điểm (tương đương 0,43%) còn 29.134.99 điểm – xoá sạch mức tăng gần 400 điểm vào đầu phiên. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,255 lên 10.829,50 điểm.

Chứng khoán Mỹ rơi sâu vào

S&P 500 hiện đang thấp hơn 24,3% so với mức kỷ lục thiết lập hồi tháng 1. Dow Jones giảm 21,2% so với đỉnh cao mọi thời đại. Nasdaq đã tụt hơn 33% kể từ kỷ lục ghi nhận vào tháng 11 năm ngoái.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã vượt 3,9% và tiếp tục hướng đến mốc 4%. Đầu năm, lợi suất của kỳ hạn này là 1,5%.

“Việc S&P 500 để mất các ngưỡng hỗ trợ 3.900 và 3.800 điểm và giảm dưới mức đáy tháng 6 nói lên một điều rằng tâm lý lo sợ rủi ro không hề thay đổi trong vòng 6 tuần trở lại đây”, chiến lược gia trưởng Art Hogan của B. Riley Financial nhận định. “Thị trường vẫn lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ thắt chặt qua tay và khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái”.

Lúc đầu phiên, thị trường nhận được cú huých sau khi Chủ tịch Fed chi nhánh Chicago, ông Charles Evans, phát tín hiệu lo ngại về việc Fed có thể đang tăng lãi suất quá nhanh trong cuộc chiến chống lạm phát. Những đánh giá này của ông Evans trái ngược với nhận định trước đó của một số quan chức khác trong Fed - những người không ngần ngại bày tỏ ủng hộ sự cứng rắn trong cuộc chiến chống lại sự leo thang của giá cả.

Động thái trên thị trường diễn ra sau 5 phiên giảm liên tiếp của chứng khoán Mỹ, với S&P 500 khép phiên tại mức thấp nhất kể từ năm 2020. Dow Jones sụt hơn 300 điểm vào ngày thứ Hai (26/9), rơi vào thị trường giá xuống sau khi lao dốc hơn 20% so với mức cao kỷ lục. Dow Jones cũng ghi nhận mức đóng cửa thấp nhất kể từ cuối năm 2020.

“Chừng nào Fed còn tiếp tục tăng lãi suất và nhà đầu tư còn chưa nhận thấy sắp đến lúc Fed dừng tăng, thị trường sẽ tiếp tục yếu”, chiến lược gia cấp cao Tim Ghriskey của Ingalls & Snyder nhận định.

Ông Robert Pavlik, nhà quản lý danh mục cấp cao của Dakota Wealth, nói rằng kịch bản xấu nhất là S&P 500 được hỗ trợ ở mức 3.000 điểm. “Mọi người đều đang lo ngại về Fed, về đường đi của lãi suất, về sức khoẻ của nền kinh tế, và về mùa báo cáo kết quả kinh doanh sẽ đến trong 2 tuần nữa, khi các công ty có thể báo cáo lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng”, ông Pavlik phát biểu.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Nhận định chứng khoán ngày 28/9/2022: VN-Index hồi phục, nhóm cổ phiếu tài chính dẫn dắt?

Theo nhận định, sự trở lại của nhóm cổ phiếu tài chính như: Chứng khoán và Ngân hàng vốn đã giảm sâu đã có lực ...

Nhận định chứng khoán ngày 28/9/2022: Xu hướng thị trường phái sinh

Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 28/9/2022. Tạp ...

Thị trường chứng khoán ngày 28/8/2022: Thông tin trước giờ mở cửa

Hồi phục thất bại, VN-Index tiếp tục mất thêm điểm; Một cá nhân gom hơn triệu cổ phiếu VCP tại vùng đáy; VEAM sắp chi ...

Khánh Vân

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục