Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones có lúc mất tới 550 điểm trong phiên nhưng cũng có lúc vọt lên 958 điểm, tương ứng với biên độ dao động khoảng 1.500 điểm trong phiên 13/10. Đóng cửa, chỉ số gồm 30 cổ phiếu blue chip này tăng 828 điểm, tương ứng 2,83%, và dừng ở 30.039 điểm.
Tương tự, chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite tăng lần lượt 2,6% và 2,23%, chấm dứt chuỗi giảm điểm 6 phiên liên tục trước đó.
Chứng khoán Mỹ khởi sắc, Dow Jones bật tăng hơn 800 điểm |
Theo CNBC, các chỉ số chứng khoán Mỹ rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020 sau khi số liệu lạm phát được công bố cao hơn dự kiến. Sau đó, thị trường hồi phục mạnh mẽ, S&P 500 ghi nhận biên độ biến động trong phiên lớn nhất kể từ tháng 3/2020. Trong lịch sử của các chỉ số chứng khoán Mỹ, đây là phiên giao dịch có cú đảo chiều nội phiên mạnh thứ 5 của S&P 500 và thứ tư của Nasdaq – theo số liệu của SentimenTrader.
Cổ phiếu năng lượng và ngân hàng là hai nhóm dẫn đầu sự hồi phục trong phiên này. Cổ phiếu hãng dầu khí Chevron tăng 4,85% do giá dầu tăng khá mạnh. Hai cổ phiếu ngân hàng lớn Goldman Sachs và JPMorgan Chase tăng tương ứng 3,98% và 5,56%. Sự đảo chiều chóng mặt từ giảm sang tăng của những cổ phiếu công nghệ lớn như Apple và Microsoft, cùng sự hồi phục của loạt cổ phiếu con chip gồm Nvidia và Qualcomm, cũng góp phần quan trọng đưa thị trường chuyển từ “đỏ” thành “xanh”.
Trước đó, chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (12/10), đánh dấu phiên giảm thứ 6 liên tiếp và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020, khi nhà đầu tư chờ đợi báo cáo tiêu dùng quan trọng sẽ mang đến thông tin về tốc độ nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tương lai.
Cụ thể, kết thúc phiên 12/10, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 28,34 điểm, tương đương giảm 0,1%, còn 29.210,85 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 0,33%, còn 3.577,03 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 0,09%, còn 10.417,1 điểm. Đây là phiên giảm điểm thứ 6 liên tiếp của S&P 500, trong khi Dow Jones cũng đã đi xuống trong 5/6 phiên gần đây.
Tại châu Á, hầu hết các thị trường chứng khoán giảm điểm trong phiên giao dịch chiều 13/10 trước khi Mỹ công bố số liệu lạm phát. Các nhà đầu tư ngày càng lo lắng rằng xu hướng thắt chặt tiền tệ - bao gồm ba lần tăng lãi suất cao liên tiếp - sẽ đẩy nước Mỹ vào suy thoái.
Trong phiên này chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,6% xuống 26.237,42 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) giảm 1,9% xuống 16.389,11 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải (Trung Quốc) giảm 0,3% xuống 3.016,36 điểm. Thị trường chứng khoán Singapore và Seoul giảm hơn 1%. Thị trường Mumbai, Wellington cũng giảm điểm.
Nhà phân tích Michael Hewson của công ty dịch vụ tài chính CMC Markets (Vương quốc Anh) cho biết, giá các mặt hàng chủ chốt tăng mạnh cho thấy lạm phát có thể sẽ tiếp tục trong vài tháng tới. Điều này làm tăng thêm khả năng Fed không chỉ tích cực hơn nhiều trong việc tăng lãi suất, mà còn duy trì lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian dài.
Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.
Nhận định chứng khoán ngày 14/10/2022: Xu hướng thị trường phái sinh Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 14/10/2022. Tạp ... |
Thị trường chứng khoán ngày 14/10/2022: Thông tin trước giờ mở cửa Cổ phiếu ngân hàng kéo thị trường ngược dòng cuối phiên; Superfine không còn là cổ đông lớn của First Real; VTL phát hành hơn ... |
Tự doanh bán ròng 278 tỷ đồng phiên 13/10, tập trung TCB, VHM và MSN Phiên VN-Index bất ngờ hồi phục cuối phiên, tự doanh các công ty chứng khoán bán ròng 274,7 tỷ đồng tổng cổ phiếu trên thị ... |
Khánh Vân (t/h)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|