Chứng khoán Mỹ khởi sắc, đứt mạch 4 phiên giảm liên tiếp

(Banker.vn) Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 23/2 đóng cửa trong sắc xanh nhưng vẫn đang thấp hơn so với mức đầu tuần. Nhà đầu tư vẫn lo ngại về lộ trình nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Kết thúc phiên giao dịch 23/2, chỉ số S&P 500 tăng 0,53% và đóng cửa ở 4.012 điểm, chấm dứt chuỗi giảm 4 phiên liên tục. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng gần 109 điểm, tương ứng 0,33%, và kết phiên ở 33.154 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite đi lên mạnh mẽ nhất với tỷ lệ 0,72%, dừng ở 11.590 điểm.

Chứng khoán Mỹ khởi sắc, đứt mạch 4 phiên giảm liên tiếp

Cả ba chỉ số đều đang trên đà ghi nhận một tuần giảm điểm, S&P 500 nhiều khả năng sẽ có tuần đi xuống mạnh nhất kể từ 16/12 năm ngoái.

Fed đã trở thành tâm điểm của nhà đầu tư trong tuần này kể từ khi công bố biên bản cuộc họp mới nhất. Các nhà hoạch định chính sách chỉ ra rằng lạm phát “vẫn cao hơn” mức mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương, ngay cả khi dữ liệu cho thấy “sự suy giảm đáng hoan nghênh trong tốc độ tăng lạm phát hàng tháng”.

Brendan Murphy, Trưởng bộ phận thu nhập cố định cốt lõi Bắc Mỹ tại Insight Investment, nói rằng suy thoái kinh tế là không cần thiết để đạt được mục tiêu lạm phát 2% của Fed.

“Mặc dù một cuộc suy thoái gần như chắc chắn sẽ khiến lạm phát trở lại mức mục tiêu, nhưng nó không nên được xem là một điều kiện cần thiết”, ông Murphy nói. “Mặc dù chúng tôi đã chứng kiến sự cải thiện đáng kể về lạm phát thực tế trong 6 tháng qua, điều này chủ yếu được thúc đẩy bởi các hiệu ứng cơ sở và quá trình bình thường hoá chuỗi cung ứng diễn ra”.

Ông Murphy cũng nói thêm: “chúng ta hiện đang trong thời kỳ tăng trưởng thấp và lạm phát vừa phải. Câu hỏi lớn đặt ra là lạm phát có thể giảm bao nhiêu trong loại môi trường đó Có khả năng là nếu áp lực nguồn cung tiếp tục giảm trong giai đoạn tăng trưởng thấp, lạm phát cuối cùng sẽ quay về mức mục tiêu của Fed. Tuy nhiên, giai đoạn tăng trưởng thấp này có thể cần khá dài, đó là lý do tại sao Fed đang nói về việc giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn”.

Vào sáng 24/2, nhà đầu tư sẽ đón nhận báo cáo về thu nhập cá nhân và chi tiêu của người tiêu dùng trong tháng 1, qua đó hiểu thêm về tình hình tài chính của người dân Mỹ.

Theo ước tính của các nhà kinh tế do Dow Jones khảo sát, thu nhập cá nhân tháng 1 tăng 1,2%, khả quan hơn đáng kể mức tăng 0,2% của tháng 12. Chi tiêu của người tiêu dùng được dự báo tăng 1,4% trong tháng 1, cao hơn mức 0,2% của tháng trước.

Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của Fed, cũng được công bố trong sáng 24/2. Ngoài ra, nhà đầu tư còn chờ đợi báo cáo về doanh số bán nhà xây mới. Các nhà kinh tế do Dow Jones khảo sát ước tính doanh số này tăng 0,6% trong tháng 1, giảm so với mức 2,3% của tháng 12.

Nhận định chứng khoán ngày 24/2/2023: Xu hướng thị trường phái sinh

Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 24/2/2023. Tạp ...

Thị trường chứng khoán ngày 24/2/2023: Thông tin trước giờ mở cửa

Phiên giao dịch ngày 23/2, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.053,66 điểm, giảm nhẹ 0,62 điểm (-0,06%); Haxaco thay đổi room ngoại lên tối đa ...

VCSC: Thu nhập ròng Ngân hàng Quân đội (MBB) có thể lên tới 20.000 tỷ đồng trong năm 2023

VCSC kỳ vọng tăng trưởng NII 2023 đạt 16,4% dù giả định MBB sẽ triển khai gói hỗ trợ lãi suất cho vay. Thực tế ...

Khánh Vân (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán