Chứng khoán Mỹ đỏ lửa, S&P 500 và Nasdaq giảm sâu nhất hai tuần

(Banker.vn) Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên thứ Sáu với S&P 500 và Nasdaq ghi nhận mức sụt giảm sâu nhất trong hai tuần qua. Lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trì hoãn lộ trình cắt giảm lãi suất đã tạo thêm áp lực, cùng với phản ứng của nhà đầu tư trước những thông tin chính trị mới từ Washington

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt ghi nhận sự giảm mạnh, trong đó chỉ số Dow Jones giảm 305,87 điểm (0,7%) xuống mức 43.444,99 điểm. S&P 500 giảm 78,55 điểm (1,32%) xuống còn 5.870,62 điểm, trong khi Nasdaq Composite mất 427,53 điểm (2,24%), chốt phiên với 18.680,12 điểm.

Tính chung trong cả tuần, S&P 500 giảm 2,08%, Nasdaq giảm 3,15%, đánh dấu mức giảm mạnh nhất trong hơn hai tháng qua. Chỉ số Dow Jones cũng giảm 1,24% trong tuần.

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa, S&P 500 và Nasdaq giảm sâu nhất hai tuần

Trong số 11 nhóm ngành chính của S&P 500, ngành công nghệ thông tin chịu thiệt hại lớn nhất với mức giảm 2,5%. Chỉ số Philadelphia SE Semiconductor (SOX), theo dõi nhóm cổ phiếu bán dẫn, cũng giảm 3,4%, đóng cửa ở mức 4.833,59 điểm. Cổ phiếu của Applied Materials giảm mạnh 9,2%, còn 168,88 điểm, sau khi công ty này dự báo doanh thu quý I thấp hơn kỳ vọng của Phố Wall.

Ngành dược phẩm cũng gặp khó khăn sau khi thông tin về khả năng bổ nhiệm nhân sự mới tại Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khiến nhà đầu tư lo ngại về các chính sách tác động đến ngành này. Cổ phiếu Moderna giảm 7,3%, trong khi Pfizer cũng giảm 4,7%, kéo theo sự giảm điểm của ngành y tế với chỉ số ngành này giảm 1,88%, xuống còn 1.651,81 điểm, ghi nhận mức thấp nhất kể từ tháng 5 và đánh dấu đợt giảm liên tiếp trong 5 ngày.

Chỉ số Russell 2000, đại diện cho nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ, đóng cửa giảm 1,42%, ở mức 2.303,84 điểm.

Cổ phiếu của các công ty quốc phòng và các nhà thầu chính phủ cũng chịu áp lực giảm giá, một phần do lo ngại về các thay đổi trong chính sách chi tiêu công.

Ngành tiêu dùng thiết yếu cũng không thoát khỏi xu hướng giảm, với chỉ số chính giảm 0,8%, đóng cửa ở mức 860,88 điểm. Các cổ phiếu giảm mạnh nhất trong ngành này bao gồm Monster Beverage (-7%), Lamb Weston (-6,14%) và Keurig Dr Pepper (-5%).

Chỉ số biến động CBOE (VIX), hay còn gọi là "thước đo nỗi sợ" của Phố Wall đã vọt lên 17,55 điểm vào đầu phiên thứ Sáu, mức cao nhất kể từ Ngày Bầu cử 5/11. Tuy nhiên, chỉ số này đã thu hẹp đà tăng và đóng cửa ở mức 16,14 điểm.

Chuyên gia Rich từ Vaughan Nelson nhận định rằng, sự gia tăng biến động trong phiên giao dịch là do tác động từ đợt đáo hạn của các hợp đồng quyền chọn cổ phiếu và chỉ số. Ông Brent Kochuba - sáng lập viên công ty phân tích tài chính SpotGamma cho rằng, sự yếu kém của thị trường trong phiên thứ Sáu là do các nhà đầu tư không chuẩn bị tâm lý đối phó với đợt điều chỉnh này.

Tuyên bố của Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm thứ Năm cho biết, nền kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng ổn định, tuy nhiên lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu 2%, khiến thị trường lo ngại về việc Fed có thể giữ nguyên lãi suất trong thời gian tới. Công cụ CME FedWatch cho thấy xác suất Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 12 đã tăng lên 42%, so với mức 14% vào tháng trước. Đồng thời, các nhà giao dịch cũng giảm dự báo về khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm 2025.

Các số liệu kinh tế công bố hôm thứ Sáu bao gồm doanh số bán lẻ tháng 10 và giá nhập khẩu, càng củng cố quan điểm rằng, lạm phát vẫn còn dai dẳng và Fed có thể tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt. Đợt bán tháo trong phiên giao dịch thứ Sáu đánh dấu sự chuyển hướng trong tâm lý thị trường từ những kỳ vọng lạc quan sau chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử Mỹ sang lo ngại về lộ trình cắt giảm lãi suất và các chính sách kinh tế dưới thời chính quyền mới.

Giám đốc Đầu tư của Ngân hàng Huntington National, ông John Augustine nhận định: “Thanh khoản tăng cao hôm nay. Các nhà đầu tư đang chốt lời sau một tháng tích cực. Tuy nhiên, đây không phải là đợt chốt lời diện rộng, mà là một đợt luân chuyển dòng tiền".

VN-Index giảm sâu, dòng tiền lớn đổ vào FPT, HPG, VHM giữa áp lực điều chỉnh

Thị trường chứng khoán 15/11 chìm trong sắc đỏ khi VN-Index giảm 13,32 điểm, xuống 1.281,57 điểm. Nhóm dầu khí, dịch vụ công nghiệp và ...

Khối ngoại bán ròng gần 700 tỷ đồng cổ phiếu VHM trong phiên 15/11

Thị trường chứng khoán kết thúc tuần với VN-Index giảm mạnh, áp lực bán từ khối ngoại lên tới 1.316 tỷ đồng, tập trung ở ...

Chỉ số DXY là gì? Vì sao đầu tư chứng khoán cần quan tâm đến chỉ số này?

Hiểu rõ chỉ số DXY giúp nhà đầu tư nhận diện xu hướng thị trường, nắm bắt cơ hội và tối ưu hóa danh mục ...

Hoàng Thái

Hoàng Thái

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục