Chứng khoán Mỹ có thể tăng mạnh thời gian tới nếu đây là lần tăng lãi suất cuối của Fed

(Banker.vn) Lịch sử cho thấy rằng chứng khoán Mỹ có thể sớm đạt được những mức tăng trưởng tốt trong thời gian tới nếu đây là lần cuối cùng Cục Dự trữ Liên bang thực hiện việc tăng lãi suất.

Ngày 3/5, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định tăng lãi suất điều hành 0,25 điểm phần trăm giống với dự báo của đa số nhà đầu tư.

Trước đó, các thị trường gần như chắc chắn rằng Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - sẽ nhất trí tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm, đánh dấu lần tăng lãi suất thứ 10 kể từ tháng 3/2022, đưa lãi suất điều hành của Mỹ lên vùng 5-5,25%.

Thông báo sau phiên họp của Fed tiếp tục nhấn mạnh cam kết ghìm lạm phát. Tuy nhiên, họ không còn khẳng định "thắt chặt thêm nữa có thể là động thái phù hợp" như lần trước. Việc này làm tăng khả năng Fed dừng nâng lãi.

Chứng khoán Mỹ có thể tăng mạnh nếu đây là lần cuối Fed tăng lãi suất
Chứng khoán Mỹ có thể tăng mạnh nếu đây là lần cuối Fed tăng lãi suất. Ảnh: NYSE

Ông David Mericle, chuyên gia kinh tế tại Goldman Sachs cho rằng: "FOMC có thể phát đi tín hiệu rằng họ sẽ tạm dừng tăng lãi suất trong tháng 6 nhưng vẫn giữ quan điểm diều hâu".

Theo ông, Fed có thể dừng tay sớm hơn dự kiến vì những căng thẳng trong hệ thống ngân hàng sẽ giáng đòn lên các hoạt động tín dụng.

Trên góc độ nhà đầu tư, những động thái cho thấy Fed có thể dừng tăng lãi suất cũng báo hiệu một đợt tăng trưởng đáng trông đợi trên thị trường chứng khoán.

Theo 5 lần cuối cùng Fed dừng việc tăng lãi suất sau chuỗi tăng trước đó, thị trường chứng khoán thường cho thấy mức tăng trưởng tốt từ 1 đến 12 tháng sau đó. Chỉ số S&P 500 trung bình đạt được mức tăng 8% và 21% lần lượt sau 3 tháng và 12 tháng sau khi Fed kết thúc chuỗi tăng lãi suất.

Trong lịch sử, S&P 500 đã phục hồi trong những tháng tiếp theo ngay sau quyết định của Fed, ngoại trừ diễn biến sau bong bóng Dotcom. Vào tháng 5/2000, sau khi Fed tạm dừng tăng lãi suất, chỉ số S&P 500 vẫn gặp khó khăn. Chỉ số thị trường này tiếp tục giảm 6,29% một tuần sau và ổn định một tháng sau đó. Một năm sau chu kỳ 2000, chỉ số S&P 500 giảm 12,35%.

Để tránh gặp phải kết cục tương tự như bong bóng Dotcom và tiếp tục theo xu hướng tích cực trong lịch sử, nhà đầu tư cần cảm thấy thoải mái với những trở ngại đang đến - sự lây lan tiếp từ cuộc khủng hoảng ngân hàng cũng như cuộc đấu tranh trong Quốc hội liên quan đến trần nợ của Mỹ.

Đôi khi, bull market sẽ cần một chút thời gian để chạy đà. Vào tháng 6/2006, quyết định tạm dừng tăng lãi suất của Fed đã vấp phải phản ứng hờ hững từ thị trường tại thời điểm ban đầu. S&P 500 khi đó chỉ tăng 0,1% vào cuối tháng 7 và 0,3% vào tháng 8. Tuy nhiên, 6 tháng sau, chỉ số này đã tăng thêm 11,4%. Một năm kể từ quyết định đó, chỉ số này đã chứng kiến ​​mức tăng 18,1%.

Không chỉ vậy, tháng 12/2018 cũng chứng kiến chỉ số S&P 500 phục hồi 6,53% vào 1 tháng sau dừng tăng lãi suất. Mở rộng ra 3 tháng và 6 tháng sau, chỉ số lần lượt tăng thêm 12,9% và 16,7%.

Nhìn lại xa hơn nữa, S&P 500 vẫn cho thấy mức tăng trưởng tốt trước việc tạm dừng thắt chặt chính sách của Fed. Cụ thể, chỉ số này đã tăng thêm 12,6% và 18,9% trong 3 tháng và 6 tháng sau khi Fed tạm dừng tăng lãi suất vào tháng 3/1997.

Một năm sau đó, S&P 500 đã tăng thêm 35,7%. Tháng 2/1995 cũng cho thấy hiệu suất tương tự, với mức tăng 9,3% và 18,9% của S&P 500 trong 3 và 6 tháng sau khi tạm dừng tăng lãi suất.

Dow Jones ghi nhận tháng tích cực nhất kể từ tháng 1

Chứng khoán Mỹ ngày 28/4 đồng loạt đi lên sau khi chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi (core PCE) – thước ...

Chứng khoán Mỹ phiên 2/5: Dow Jones mất 367 điểm do lo ngại về ngành ngân hàng

Chứng khoán Mỹ tụt dốc trong phiên 2/5 khi những lo ngại của nhà đầu tư về sự lây lan khủng hoảng trong lĩnh vực ...

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa sau khi Fed nâng lãi suất lần thứ 10

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày 3/5 sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng lãi suất ...

Thanh Trần

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán