Kết thúc phiên giao dịch 11/10, chỉ số S&P 500 giảm 0,65%, còn 3.588,84 điểm. Chỉ số Nasdaq trượt 1,1%, còn 10.426,19 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2020. Đây là phiên giảm thứ 5 liên tiếp của cả hai chỉ số. Riêng chỉ số Dow Jones tăng 36,31 điểm, tương đương tăng 0,12%, chốt ở 29.239,19 điểm, nhờ hai trụ đỡ là cổ phiếu Amgen và Walgreens Boots Alliance.
Giá trái phiếu cũng giảm, và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm dao động gần mức quan trọng 4% qua đêm. Lợi suất vẫn ở mức cao vào ngày thứ Ba với lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cộng 5,8 điểm cơ bản lên 3,943%. Lợi suất trái phiếu thường di chuyển ngược chiều với giá.
Cả ba chỉ số cùng tụt dốc vào buổi chiều sau khi Thống đốc BOE Andrew Bailey yêu cầu các nhà quản lý quỹ lương hưu của nước này hoàn tất việc tái cân bằng trạng thái đầu tư trước ngày thứ Sáu tuần này - thời điểm BOE dự kiến hoàn tất chương trình hỗ trợ khẩn cấp đối với thị trường trái phiếu.
Trước đó cùng ngày, Hiệp hội Lương hưu và tiền tiết kiệm cả đời (Pensions and Lifetime Savings Association) của Anh kêu gọi BOE gia hạn chương trình mua trái phiếu cho tới ngày 31/10, thậm chí lâu hơn nữa.
“Nguyên nhân chính khiến thị trường tụt điểm phiên này là tuyên bố của BOE rằng họ sẽ dừng hỗ trợ thị trường trái phiếu sau 3 ngày nữa”, giám đốc phụ trách giao dịch và phái sinh của công ty Charles Schwab, ông Randy Frederick, nhận định với hãng tin Reuters.
Nhà đầu tư cũng đang chờ các báo cáo lạm phát quan trọng của Mỹ để điều chỉnh kỳ vọng vào đường đi lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong cuộc chiến chống lạm phát. Trong đó, báo cáo chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) sẽ được công bố vào ngày thứ Tư và báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ được công bố vào ngày thứ Năm. Ngày thị Sáu, thị trường sẽ đón nhận báo cáo về doanh thu bán lẻ tháng 9 tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Đường đi lãi suất của Fed sẽ là nhân tố quan trọng quyết định liệu nền kinh tế Mỹ có rơi vào suy thoái hay có thể hạ cánh mềm thành công như mong muốn của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ. Trong những tuần gần đây, chứng khoán Mỹ đương đầu với áp lực giảm lớn từ chiến dịch tăng lãi suất để chống lạm phát của Fed.
“Đây là một môi trường tồi tệ đối với cổ phiếu, vì nền kinh tế đang suy yếu, triển vọng lợi nhuận bấp bênh, và không biết Fed sẽ thắt chặt tới mức nào. Tâm lý nhà đầu tư đang cực kỳ sợ rủi ro”, Giám đốc đầu tư David Bahnsen của The Bahnsen Group nhận định.
“Chúng tôi tin là Fed sẽ nâng lãi suất thêm 1-2 lần để đưa lãi suất lên 4%, sau đó tạm dừng. Khi đó, Fed sẽ đánh giá về những tổn thất mà nền kinh tế đã phải hứng chịu”, ông Bahsen nói thêm.
CEO Jamie Dimon của ngân hàng lớn nhất Mỹ JPMorgan Chase hôm thứ Hai cảnh báo nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái trong 6-9 tháng tới. Ông cũng nói S&P 500 có thể giảm thêm 20% nữa tuỳ vào việc Fed có đưa nền kinh tế hạ cánh mềm được hay không.
Ngày thứ Ba, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố một báo cáo trong đó dự báo nền kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 1,6% trong năm nay.
Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 ở Phố Wall sẽ khởi động trong tuần này, với loạt báo cáo của các ngân hàng lớn gồm JPMorgan Chase, Wells Fargo, Morgan Stanley và Citibank dự kiến công bố vào ngày thứ Sáu.
Ở một diễn biến khác, kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu Brent lùi 1,90 USD (tương đương 2%) xuống 94.29 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 1,78 USD (tương đương 2%) còn 89,35 USD/thùng.
Craig Erlam của Oanda nhận định: “Ngày càng có nhiều sự bi quan trên thị trường”. Dầu đã nhảy vọt vào đầu năm nay, đưa dầu Brent lên gần mức cao kỷ lục 147 USD/thùng khi cuộc xung đột Nga – Ukraine làm tăng thêm lo ngại về nguồn cung, tuy nhiên, giá dầu đã sụt giảm gần đây do những lo ngại về kinh tế.
Dự trữ dầu thô tại Mỹ dự kiến sẽ tăng trong tuần trước sau khi giảm 2 tuần trước đó, một cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters cho thấy.
Lo ngại về nhu cầu ở Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Các nhà chức trách đẽ tăng cường xét nghiệm Covid-19 ở Thượng Hải và các thành phố lớn khác khi số ca nhiễm tăng mạnh trở lại.
Dầu cũng chịu áp lực từ đồng USD mạnh hơn, vốn đã đạt mức đỉnh nhiều năm do lo ngại về lãi suất tăng và leo thang chiến tranh ở Ukraine.
Đồng USD mạnh hơn là dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua sử dụng những đồng tiền khác và có xu hướng gây áp lực lên khẩu vị rủi ro.
Tuy nhiên, đà giảm đã bị hạn chế bởi một thị trường khan hiếm và quyết định vào tuần trước của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga, được gọi chung là nhóm OPEC+, rằng sẽ cắt giảm mục tiêu sản lượng 2 triệu thùng/ngày.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đánh giá lại mối quan hệ của Mỹ với Ả-rập Xê-út sau khi OPEC+ thông báo vào tuần trước sẽ cắt giảm sản lượng dầu, phát ngôn viên an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết vào ngày thứ Ba.
Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.
Nhận định chứng khoán ngày 12/10/2022: Xu hướng thị trường phái sinh Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 12/10/2022. Tạp ... |
Thị trường chứng khoán ngày 12/10/2022: Thông tin trước giờ mở cửa Chút hồi cuối phiên giúp VN-Index giữ lại mốc 1.000 điểm; Cổ phiếu NO1 được chấp thuận niêm yết trên HOSE; Cổ phiếu BII bị ... |
Đà giảm sẽ chững lại, VN-Index sớm bước vào nhịp hồi phục trong ngắn hạn? Nếu VN-Index có thể trở lại trên mức 1.150 điểm, niềm tin về triển vọng của thị trường sẽ được củng cố và từ đó ... |
Khánh Vân (t/h)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|