Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng, Nikkei vượt mốc 40.000 điểm lần đầu tiên | |
Chứng khoán châu Á lao đao khi doanh số bán lẻ Trung Quốc thấp hơn kỳ vọng |
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm nhẹ 0,2% xuống 39.364,68 điểm, dù cổ phiếu công nghệ vẫn đóng vai trò nâng đỡ thị trường. Nổi bật là cổ phiếu SoftBank Group Corp tăng 4,4% đạt 9.837 điểm sau khi CEO Masayoshi Son cùng Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD vào các dự án tại Mỹ trong vòng 4 năm tới.
Tại Trung Quốc, số liệu công bố hôm thứ Hai cho thấy tiêu dùng trong tháng 11 chậm lại hơn dự báo, gây áp lực lên thị trường. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,48% xuống 19.700,48 điểm, trong khi Shanghai Composite mất 0,73%, đóng cửa ở mức 3.361,48 điểm. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuần trước đã thống nhất nâng thâm hụt ngân sách lên 4% GDP vào năm 2025, mức cao kỷ lục, nhằm duy trì mục tiêu tăng trưởng kinh tế quanh 5%.
Chứng khoán châu Á trái chiều: SoftBank bứt phá mạnh mẽ, Bitcoin tiến sát mức kỷ lục |
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm mạnh 1,29% xuống 2.456,81 điểm, nâng mức lỗ từ đầu năm lên khoảng 7%, khiến đây trở thành thị trường kém hiệu quả nhất khu vực châu Á trong năm nay. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình chính trị bất ổn sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bị phế truất vào cuối tuần qua vì thất bại trong nỗ lực áp đặt thiết quân luật.
Trên các thị trường khác, chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,3%, nhưng vẫn hướng đến mức tăng 10% trong năm 2024, đánh dấu mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2020. Cổ phiếu Australia tăng 0,82%, trong khi chỉ số Taiex của Đài Loan giảm nhẹ 0,1%. Chỉ số SET của Thái Lan giảm 0,89%, chốt phiên ở mức 747,75 điểm.
Hợp đồng tương lai cho thấy thị trường chứng khoán châu Âu sẽ mở cửa ảm đạm. Hợp đồng tương lai EuroStoxx 50 giảm 0,16%, DAX của Đức giảm 0,06% và FTSE của Anh mất 0,24%.
Tâm điểm chú ý sẽ dồn vào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các dự báo chính sách lãi suất cho năm 2025, với thị trường đang kỳ vọng một đợt cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào thứ Tư. Theo công cụ CME FedWatch, sau quyết định này, khả năng Fed sẽ chỉ thực hiện một đợt cắt giảm 25 điểm cơ bản hoặc thậm chí không cắt giảm thêm nào trong suốt năm 2025 đã tăng lên 37%, từ mức 21% ghi nhận hồi tuần trước.
Charu Chanana - chiến lược gia trưởng tại Saxo nhận định, thị trường sẽ tập trung vào các tín hiệu liên quan đến một đợt cắt giảm: “Điều này có nghĩa là dù Fed đang nới lỏng chính sách, họ vẫn có thể phát đi tín hiệu thận trọng về tốc độ cắt giảm lãi suất trong tương lai, thông qua cuộc họp báo của Chủ tịch Powell".
Chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt, duy trì ổn định ở mức 106,88 và đang trên đà tăng 5% trong năm nay. Trong khi đó, đồng euro giao dịch ở mức 1,0507 USD, hướng tới mức giảm gần 5% trong năm 2024. Đồng bảng Anh ổn định ở mức 1,2677 USD.
Tỷ giá đồng yên Nhật ở mức 154,11 yên/USD và vẫn chịu áp lực khi khả năng BOJ tăng lãi suất trong tuần này được đánh giá là rất thấp. Phần lớn các chuyên gia kinh tế được khảo sát bởi Reuters đều kỳ vọng BOJ sẽ giữ nguyên lãi suất.
Bitcoin, đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới, tiếp tục duy trì đà tăng ấn tượng kể từ cuộc bầu cử Mỹ hồi đầu tháng 11. Giá Bitcoin hiện giao dịch quanh mức 106.572 USD, chỉ kém đôi chút so với mức đỉnh lịch sử 107.821 USD thiết lập vào thứ Hai. Đồng tiền số này đã tăng khoảng 150% trong năm 2024, nhờ kỳ vọng chính quyền mới của ông Trump sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các quy định kinh doanh liên quan đến tiền điện tử.
Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng phiên 17/12, giao dịch đột biến tại cổ phiếu FPT Khối ngoại bán ròng 763 tỷ đồng trong phiên 17/12, tăng mạnh so với 210 tỷ đồng phiên trước. FPT bị xả đột biến 312 ... |
VN-Index giằng co quanh 1.261 điểm, VHM và VTP là điểm sáng VN-Index phiên 17/12 giảm nhẹ 2,07 điểm xuống 1.261,72 điểm với thanh khoản đạt 12.086 tỷ đồng. Nhóm VN30 chịu áp lực bán khi FPT, ... |
Hoàng Thái