Chủ tịch Đầu tư tài sản Koji (KPF) đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu

(Banker.vn) Ông Nguyễn Khánh Toàn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư tài sản Koji (HOSE: KPF) thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ Công ty.

Cụ thể, nhằm mục đích đầu tư, ông Nguyễn Khánh Toàn đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu KPF. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 26/9 - 25/10/2023, theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Hiện ông Khánh Toàn đang nắm giữ 0 cổ phiếu KPF và nếu giao dịch thành công sẽ nâng sở hữu tại Đầu tư tài sản Koji lên 4,93%.

Chủ tịch Đầu tư tài sản Koji (KPF) đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu
Nếu tạm tính với mức thị giá hiện tại, ông Nguyễn Khánh Toàn sẽ phải chi khoảng 20 tỷ đồng để mua vào lượng cổ phiếu KPF như đã đăng ký.

Trên thị trường, cổ phiếu KGF giảm gần 50% so với vùng giá 12.000 đồng/cp hồi đầu năm 2023. Mở cửa phiên sáng 22/9, thị giá mã này đang giao dịch tại mức 6.790 đồng/cp. Nếu tạm tính với mức thị giá này, ông Nguyễn Khánh Toàn sẽ phải chi khoảng 20 tỷ đồng để mua vào lượng cổ phiếu KPF như đã đăng ký.

Được biết, cách đây 1 tháng, Đầu tư tài sản Koji thông báo bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật đối với ông Nguyễn Khánh Toàn thay thế cho ông Hoàng Văn Hậu từ ngày 8/8. Ông Nguyễn Khánh Toàn (sinh năm 1979) vừa trúng cử Thành viên HĐQT của KPF nhiệm kỳ 2023 - 2028, sau khi được ĐHĐCĐ bất thường 2023 thông qua.

Ông Toàn từng công tác tại Sở Công thương Hà Nội (2004 – 2008) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) (2009 – 2017). Ngoài ra, ông Toàn còn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Quản lý tài sản La Paloma, thành viên HĐQT Công ty CP Đầu tư Hàng tiêu dùng quốc tế.

Trong khi đó, ông Hoàng Văn Hậu (sinh năm 1964) từ nhiệm “vì lý do bận công việc cá nhân” dù chỉ mới ngồi "ghế nóng" tại KPF từ ngày 25/4. Sau đó được gần 1 tháng, ngày 15/6, ông Hậu đã có đơn từ nhiệm.

Trong một diễn biến khác, theo công bố của Đầu tư Tài sản Koji, ngày 26/7, Cục thuế TP. HCM đã ban hành quyết định về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng việc trích tiền từ tài khoản ngân hàng của KPF mở tại các ngân hàng.

Tổng số tiền bị cưỡng chế là 10.846.015.924 đồng. Lý do bị cưỡng chế là KPF có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế theo quy định. Đến ngày 11/8, KPF đã nhận được quyết định trên và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Công ty.

Tổng quan tình hình tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của KPF ghi nhận đạt 1 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm sâu 60% từ 47 tỷ đồng trong cùng kỳ năm 2022 xuống còn 18,5 tỷ đồng.

Doanh thu từ hoạt động tài chính của KPF là 27,2 tỷ đồng, trong đó chủ yếu đến từ lãi tiền gửi, cho vay là 18,4 tỷ đồng, chiếm 49%.

Chi phí tài chính của công ty là 3,6 tỷ đồng, trong đó phần lớn là khoản lỗ chuyển nhượng trái phiếu của Công ty CP Đầu tư Nông nghiệp sạch Phú Sơn cho Công ty CP Pac Quốc tế theo hợp đồng số 01/2023/KPF-HĐCN ngày 2/6/2023. Tính đến ngày 30/6/2023, Koji ghi nhận tổng tài sản đạt 890 tỷ đồng.

Thành viên HĐQT Đầu tư tài sản Koji (KPF) muốn thoái sạch vốn tại công ty

Ông Nguyễn Quang Huy, Thành viên HĐQT Công ty CP Đầu tư tài sản Koji (HOSE: KPF) vừa đăng ký bán toàn bộ hơn 6 ...

Đầu tư tài sản Koji (KPF) tính xây khu đô thị 520 tỷ đồng ở Lạng Sơn

Đầu tư tài sản Koji (KPF) muốn làm dự án lớn ở Lạng Sơn giữa thời kỳ khó khăn về dòng tiền, đặc biệt trong ...

Biến động cổ đông lớn tại Đầu tư tài sản Koji (KPF)

Sau khi mua lượng lớn cổ phiếu KPF, ông Nguyễn Như Khánh và ông Tạ Sơn Tùng đã chính thức trở thành cổ đông lớn ...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục