Chiến sự Nga-Ukraine ngày 9/6/2024: Mỹ phạm sai lầm bi thảm và tốn kém ở Ukraine; NATO vượt qua ranh giới đỏ

(Banker.vn) Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/6/2024: Mỹ phạm sai lầm bi thảm và tốn kém ở Ukraine; NATO vượt qua ranh giới đỏ ở Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine 5/6/2024: Ngày càng ít người Ukraine sẵn sàng chiến đấu với Nga; Moscow nêu cách chấm dứt xung đột Chiến sự Nga-Ukraine 7/6/2024: Mỹ cam kết ngăn chặn xung đột toàn cầu; người Đức lo ngại chiến sự leo thang Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/6/2024: Mỹ can dự vào xung đột Ukraine sẽ là ‘thảm họa’ cho châu Âu

Một số diễn biến liên quan

Mỹ phạm sai lầm bi thảm và tốn kém ở Ukraine. Tờ Nation viết, Tổng thống Mỹ Joe Biden nên tìm cách giải quyết xung đột Ukraine trong thời gian tới.

Tham gia vào cuộc chiến về việc mở rộng NATO ở sân sau của Nga là sai lầm bi thảm và tốn kém của Mỹ. Và vì lợi ích của người dân Ukraine, chính quyền Tổng thống Biden cần phải nhanh chóng tìm ra cách thoát khỏi tình trạng này”, Nation nhận định.

Tác giả bài báo giải thích, sự thật khó chịu là ngày nay Nga có quân đội lớn hơn và sẵn sàng chiến đấu hơn so với thời điểm bắt đầu cuộc xung đột. Đồng thời, Ukraine mỗi ngày càng chìm sâu hơn vào vực thẳm.

Một quyết định nhân đạo hơn từ phía Washington liên quan đến Ukraine sẽ là ngăn chặn sự leo thang hơn nữa”, Nation nhấn mạnh.

Bộ trưởng Quốc phòng Áo: NATO vượt qua ranh giới đỏ. Bộ trưởng Quốc phòng Áo Klaudia Tanner cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ Die Presse, các nước phương Tây đã vượt qua ranh giới đỏ khi cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga bằng vũ khí mà họ chuyển giao.

Lằn ranh đỏ đã bị vượt qua. Nhưng tôi rất hài lòng với việc Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg sẽ không gửi quân tới Ukraine. Là một quốc gia trung lập về mặt quân sự, chúng tôi không muốn phán xét những gì đang xảy ra ở Ukraine”, bà Tanner nhấn mạnh.

Công ty Nga treo thưởng cho việc bắn hạ F-16 ở Ukraine. Tổng Giám đốc Sergey Shmotyev của công ty Nga Fores tuyên bố bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg rằng, công ty sẽ thưởng 15 triệu ruble cho việc bắn hạ chiếc máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên ở Ukraine.

"Chúng tôi đã công bố giải thưởng cho việc tiêu diệt máy bay chiến đấu F-16 nếu những chiếc máy bay đó được cung cấp cho Kiev", ông Shmotyev nhấn mạnh. Ông Shmotyev đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh Ukraine chuẩn bị nhận F-16 từ những quốc gia như Hà Lan, Đan Mạch và Bỉ.

Thủ tướng Slovakia: Phương Tây muốn leo thang xung đột ở Ukraine. Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho biết, việc một số quốc gia cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí phương Tây cho thấy mong muốn leo thang xung đột, nhưng Slovakia sẽ không bị lôi kéo vào những cuộc phiêu lưu quân sự như vậy.

Việc các nước phương Tây đồng ý cho Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga chỉ là bằng chứng cho thấy các nền dân chủ lớn ở phương Tây không muốn hòa bình mà là sự leo thang căng thẳng với Nga, điều chắc chắn sẽ xảy ra”, ông Fico nói. Thủ tướng Slovakia nói thêm, ông ấy đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Nghị viện châu u diễn ra những ngày này. “Cần phải bầu các thành viên của Nghị viện châu u, những người sẽ ủng hộ các sáng kiến ​​​​hòa bình chứ không phải việc tiếp tục chiến sự”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Trong những tuần gần đây, một số nước phương Tây - Anh, Pháp, Mỹ và các nước khác - đã cho phép lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng vũ khí nhận được từ họ để tấn công lãnh thổ Nga.

Nga-Ukraine
Viện trợ cho Ukraine không mang tính quyết định trên chiến trường. Ảnh: RIA Novosti

Viện trợ cho Ukraine không mang tính quyết định trên chiến trường. Tờ New York Times dẫn lời các chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở London và Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại ở Philadelphia cho hay, sự hỗ trợ quân sự của phương Tây cho Kiev không làm thay đổi hoàn toàn tình hình chiến trường Ukraine.

Theo các nhà phân tích, với sự trợ giúp của phương Tây, lực lượng vũ trang Ukraine đã dễ dàng hơn trong việc bảo vệ vị trí của mình, nhưng điều này vẫn chưa có ý nghĩa quyết định trên chiến trường.

Ông Ben Barry, chuyên gia về tác chiến trên bộ tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở London cho rằng, việc Tổng thống Biden đồng ý cho Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga không làm thay đổi tình hình trên chiến trường, nhưng nó đã ảnh hưởng đến quan điểm của các nước phương Tây khác về vấn đề này.

Trong khi đó, ông Rob Lee, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại ở Philadelphia nhận định, Nga vẫn giữ lợi thế đáng kể về hỏa lực và nhân lực cũng như sẽ tiếp tục tấn công.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương