Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/9/2024: NATO ‘mềm lòng’ với Nga, đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu

(Banker.vn) Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/9/2024: NATO ‘mềm lòng’ với Nga, đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu.
Chiến sự Nga-Ukraine 12/9/2024: ‘Phương Tây dùng Ukraine làm vỏ bọc’; Kiev âm mưu chiếm giữ giàn khoan Crimea 2 của Nga Chiến sự Nga-Ukraine ngày 13/9/2024: Hé lộ nguồn lực còn lại của EU để giúp Ukraine; Nga phản công ở Kursk Chiến sự Nga-Ukraine ngày 14/9/2024: Quân đội NATO có mặt ở Ukraine; xung đột sẽ kết thúc theo điều kiện của Nga

Một số diễn biến liên quan đến chiến sự Nga-Ukraine:

NATO đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu

Giáo sư người Na Uy Glenn Diesen cho rằng, NATO đang đẩy thế giới đến bờ vực của cuộc chiến tranh toàn cầu.

Khi NATO đưa thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu, ít nhất chúng ta nên có một cuộc thảo luận về những gì đang xảy ra, thay vì trốn tránh những khẩu hiệu vô nghĩa như ‘Ukraine có quyền tự vệ?’”, ông Diesen nói.

Chuyên gia lưu ý, việc cho phép Ukraine tiến hành các cuộc tấn công bằng vũ khí tầm xa của phương Tây trên lãnh thổ Nga sẽ trực tiếp lôi kéo NATO vào cuộc xung đột.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, ở phương Tây “không có cuộc thảo luận nào hợp lý hơn” vì bất kỳ sự thông cảm hoặc hiểu biết nào về lập trường của Nga đều bị coi là phản quốc.

Ông Diesen cũng đặt câu hỏi NATO có thể tham gia sâu đến mức nào vào cuộc xung đột trước khi vượt qua ranh giới mong manh giữa xung đột ủy quyền với Nga và đối đầu trực tiếp.

NATO “mềm lòng” với Nga

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg coi đối thoại với Nga là cần thiết để chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Có một điều rõ ràng, để kết thúc cuộc chiến này, đến một lúc nào đó cần phải bắt đầu lại đối thoại với Nga”, ông Stoltenberg nói trong cuộc phỏng vấn với Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung. Đồng thời, ông cho rằng điều đó phải dựa trên “sức mạnh của Ukraine”.

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/9/2024: NATO ‘mềm lòng’ với Nga, đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu
Nga tiếp tục cảnh báo phương Tây. Ảnh: AP

Sau cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Ukraine vào Kursk, Tổng thống Putin tuyên bố không thể đàm phán với những người “tấn công bừa bãi vào dân thường, cơ sở hạ tầng dân sự hoặc cố gắng tạo ra mối đe dọa đối với các cơ sở năng lượng hạt nhân”.

Ukraine gửi cho Mỹ, Anh danh sách mục tiêu tấn công Nga

Reuters dẫn lời hai nhà ngoại giao châu Âu giấu tên cho hay, Ukraine đã bàn giao cho Washington và London một danh sách các mục tiêu tiềm năng ở Nga mà họ dự định tấn công nếu nhận được sự cho phép chính thức của phương Tây để sử dụng tên lửa tầm xa của phương Tây.

Theo các quan chức giấu tên, chính quyền Ukraine có kế hoạch phóng tên lửa của phương Tây vào các sở chỉ huy quân sự, kho nhiên liệu và vũ khí cũng như các khu vực tập trung quân của Nga.

Hiện ở phương Tây đang có những cuộc thảo luận về việc dỡ bỏ lệnh cấm lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây để thực hiện các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Nga tiếp tục cảnh báo phương Tây

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố, Moscow sẽ phản ứng nếu Mỹ dỡ bỏ các hạn chế, cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa trong cuộc xung đột với nước này.

Ông Ryabkov nhấn mạnh, Moscow đã sẵn sàng và sẽ phản ứng theo cách phù hợp. Theo ông, phương Tây đã đưa ra quyết định về việc có cho phép Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa hay không và đã thông báo vấn đề này cho Kiev.

Tuy nhiên, ông không cho biết cụ thể về quyết định trên, đồng thời nêu rõ do những cảnh báo bằng lời của Moscow đối với phương Tây không phát huy hiệu quả, nên nước này sẽ phải thực hiện biện pháp khác.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Ryabkov cũng tuyên bố Nga sẽ đưa ra phản ứng toàn diện và thực hiện các biện pháp kỹ thuật quân sự trong trường hợp Mỹ triển khai tên lửa tầm trung tại Nhật Bản.

Quân đội Ukraine bị bào mòn nghiêm trọng

Mới đây, các chỉ huy, sĩ quan Ukraine cho biết, tình trạng binh sĩ đào ngũ, bất tuân thượng lệnh đang trở thành vấn nạn nghiêm trọng, nhất là với những tân binh mới được điều ra tiền tuyến.

Không phải tân binh nào cũng bỏ vị trí, nhưng phần lớn lực lượng mới huy động đều như vậy. Khi tới đây, họ phải chứng kiến tình hình khó khăn thế nào, đối mặt rất nhiều phương tiện bay không người lái, hứng hỏa lực pháo binh, đạn cối dày đặc của đối phương”, một chỉ huy Ukraine nói.

Theo các chỉ huy, sĩ quan Ukraine, nhiều binh sĩ quyết không trở lại cứ điểm nếu sống sót sau lần triển khai đầu tiên. “Họ sẽ bỏ vị trí, từ chối ra tiền tuyến hoặc thậm chí tìm cách trốn khỏi quân ngũ”.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục