Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/7/2024: Ukraine cố gắng ''sở hữu'' máy bay ném bom Tu-22M3

(Banker.vn) Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/7/2024: Ukraine cố gắng “sở hữu” máy bay ném bom Tu-22M3 khi tình báo nước này cố gắng mua chuộc phi công Nga đào tẩu
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 6/7/2024: Nga công bố kết quả chiến dịch quân sự đặc biệt; AFU kiệt sức Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/7/2024: Lính đánh thuê nước ngoài đối xử với tù binh Nga như thế nào? Chiến sự Nga-Ukraine ngày 8/7/2024: Lính Ukraine vượt sông Dnipro đầu hàng Nga; giao tranh ác liệt tiếp diễn ở Avdiivka

Lực lượng đặc nhiệm Ukraine đã cố gắng đánh cắp máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 của Nga. Tuy nhiên, kế hoạch của họ Cơ quan an ninh FSB của Nga phát hiện.

Theo đó, tình báo Ukraine đã hành động với sự hỗ trợ của các nước NATO. Kiev đã lên kế hoạch tuyển dụng một phi công quân sự Nga và thuyết phục anh ta vận chuyển Tu-22M3 tới lãnh thổ Ukraine. Đổi lại, phi công được hứa thưởng tiền và quyền công dân Italia.

Theo Mash, Ukraine đã treo giải 3 triệu USD cho phi công Nga chấp nhận đánh cắp máy bay Tu-22M3 và bay sang phía Ukraine. Hoạt động tuyển dụng được thực hiện trên Telegram. Cùng với việc treo tiền thưởng, đặc nhiệm Ukraine cũng đe dọa an toàn của thân nhân gia đình các phi công để khiến họ đồng ý.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/7/2024: Ukraine cố gắng ''sở hữu'' máy bay ném bom Tu-22M3
Ukraine đã nhiều lần tìm cách mua chuộc phi công Nga đào tẩu cùng máy bay. Ảnh: RIAN

Âm mưu đánh cắp máy bay Nga kết thúc bằng vụ không kích nhằm vào căn cứ không quân Ukraine

Theo Trung tâm Quan hệ công chúng của FSB, khi phát hiện âm mưu từ phía Ukriane, các sĩ quan tình báo đã phối hợp với quân đội Nga để tấn công sân bay Ozernoye do Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) kiểm soát.

Cơ quan tình báo quốc gia Ukraine (GUR) và Cơ quan An ninh (SBU) đã có mặt tại sân bay khi cho rằng, điệp vụ đánh cắp máy bay Tu-22M3 đã thành công.

Vào tháng 3/2024, một nhà quan sát quân sự tại vùng Mykolayev, Sergey Lebedev cho rằng quân đội Nga đã tấn công các sân bay quân sự ở khu vực Ivano-Frankivsk và Zhytomyr.

“Ivano-Frankivsk... đã bị 3 đợt tấn công vào lúc 4 và 5 giờ sáng và lúc 7 giờ sáng ở thành phố Burshtyn. Theo người dân địa phương, hai cuộc tấn công đầu tiên đánh vào sân bay Kolomyia”, ông Sergey Lebedev cho biết.

Không quân Nga cũng tấn công sân bay Ozernoye ở vùng Zhytomyr, nơi mà theo nhiều nguồn tin, có một lữ đoàn máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine đóng quân.

Tình báo Nga từng ngăn chặn các hành động mua chuộc phi công của Ukraine

Trước đó, âm mưu đánh cắp máy bay chiến đấu của phía Ukraine vào tháng 7/2022 cũng kết thúc bằng một cuộc tấn công bằng tên lửa vào sân bay Kanatovo.

Theo các cơ quan tình báo của Ukraine, hoạt động này được thực hiện bất chấp ý kiến ​​​​của SBU và không có sự chắc chắn cần thiết. Trong khi đó, tình báo Nga đã nhận được thông tin về việc triển khai nhân sự của Không quân Ukraine và máy bay. Điều này dẫn tới vụ tấn công tên lửa nhằm vào sân bay Kanatovo ở vùng Kirovograd.

Phi công Nga đã tung tin giả đồng ý bay sang phía Ukraine và bay tới đó trên một chiếc máy bay bị đánh cắp. Tuy nhiên, thay vì sử dụng máy bay như đã hứa, Lực lượng vũ trang Nga đã tấn công sân bay gây thiệt hại đáng kể về người và trang bị của AFU tại căn cứ không quân Kanatovo.

Ba Lan đồng ý cung cấp 1 trung đoàn không quân cho Ukraine

Hãng thông tấn RIA Novosti của Nga đăng tải, Ba Lan có thể chuyển ít nhất 14 máy bay chiến đấu MiG-29 cho Ukraine, tương đương với cơ cấu 1 trung đoàn.

“Ba Lan sẽ xem xét khả năng chuyển thêm ít nhất một trung đoàn MiG-29 tới Ukraine”, Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố. Việc cung cấp máy bay chiến đấu có thể được thực hiện trong khuôn khổ thỏa thuận an ninh được ký kết giữa các nước.

Trước đó, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk sau cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky cho biết, Warsaw sẵn sàng xem xét khả năng chuyển giao máy bay chiến đấu MiG cho Ukraine nếu NATO đồng ý cung cấp các máy bay thay thế cho Ba Lan. Ông cũng nhấn mạnh rằng sáng kiến ​​như vậy “không thể được thực hiện với những tổn thất cho an ninh của Ba Lan”.

Mỹ hứa sẽ cung cấp thêm tên lửa phòng không cho Ukraine

Tổng thống Mỹ Joe Biden hứa sẽ làm việc với người đồng cấp Ukraine Volodymir Zelensky về các biện pháp tăng cường phòng không của Ukraine.

Tuyên bố của ông chủ Nhà Trắng cho biết: “Cùng với các đồng minh, chúng tôi sẽ công bố các biện pháp mới nhằm tăng cường hệ thống phòng không của Ukraine, để bảo vệ các thành phố và dân thường khỏi các cuộc tấn công của Nga”.

Trước đó, Mỹ đã lên kế hoạch công bố các biện pháp mới nhằm tăng cường hệ thống phòng không của Ukraine tại Hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới ở Washington. Theo nguồn tin, chúng ta đang nói về “những bước đi mang tính lịch sử và sâu rộng”, nhưng Washington không nói rõ liệu điều này có ám chỉ việc chuyển giao các hệ thống phòng không Patriot mới cho Kiev hay không.

Trong khi đó vấn đề Ukraine liệu có được gia nhập NATO hay không được nhà phân tích người Áo Patrick Poppel viết trong cho tờ InfoBrics rằng, Kiev sẽ không thể gia nhập NATO cho đến khi giải quyết được vấn đề tham nhũng.

Theo đó, Ukraine vẫn là một trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới. Hầu hết các báo cáo về hối lộ đều đề cập đến không chỉ đại diện công an mà còn cả những người thuộc cấp quản lý cấp cao.

Ông Patrick Poppel nói, tham nhũng đang trở thành một vấn đề chính sách đối ngoại nghiêm trọng đối với Ukraine và là trở ngại chính để đạt được các mục tiêu.

Theo chuyên gia này, Ukraine hiện không đáp ứng được ngay cả những tiêu chuẩn tối thiểu để được nhận vào các NATO. Ông nhấn mạnh: “Rõ ràng là Ukraine ở tình trạng này không thể được chấp nhận một cách nghiêm túc vào NATO hoặc EU”.

Trước đó, thành viên Quốc hội thuộc đảng Tập hợp Quốc gia Pháp, Sébastien Chenu, gọi việc Ukraine gia nhập EU là một đòn nặng nề đối với Pháp vì Paris sẽ phải đối mặt với mối đe dọa đối với nông nghiệp.

Kim Ngân

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục