Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/6/2024: Nga nêu điều kiện đàm phán; châu Âu từ chối cấp đạn cho Kiev

(Banker.vn) Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/6/2024: Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình; châu Âu từ chối cấp đạn cho Kiev khi các doanh nghiệp cần ưu tiên cho NATO hơn.
Chiến sự Nga-Ukraine 6/6/2024: Hé lộ thời gian chấm dứt xung đột; Ukraine muốn lôi kéo nhiều quốc gia vào chiến sự Chiến sự Nga-Ukraine 7/6/2024: Mỹ cam kết ngăn chặn xung đột toàn cầu; người Đức lo ngại chiến sự leo thang Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/6/2024: Mỹ can dự vào xung đột Ukraine sẽ là ‘thảm họa’ cho châu Âu

Trong phát biểu mới nhất với báo giới, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố, trong những ngày tới, một liên minh các quốc gia sẵn sàng gửi sĩ quan huấn luyện quân sự tới Ukraine sẽ được thành lập

Trong những ngày tới, việc thành lập liên minh các nước sẵn sàng cử sĩ quan huấn luyện tới Ukraine sẽ hoàn tất”, Tổng thống Pháp đưa ra tuyên bố trên trong buổi họp báo có sự tham gia của nhà lãnh đạo Ukraine Volodymir Zelensky.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/6/2024: Nga nêu điều kiện đàm phán; châu Âu từ chối cấp đạn cho Kiev
Nga tuyên bố sự xuất hiện các các binh sĩ nước ngoài trên lãnh thổ Ukraine sẽ trở thành mục tiêu ưu tiên và hợp pháp. Ảnh: Rian

Theo lời ông Emmanuel Macron, một số quốc gia đối tác đã đồng ý cử binh sĩ và sĩ quan huấn luyện tới Ukraine; và nhấn mạnh rằng, Paris muốn duy trì quyền kiểm soát cuộc xung đột ở Ukraine, chứ không gây chiến ở Nga.

Trước đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố những lời nói của nhà lãnh đạo Pháp Emmanuel Macron về việc sẵn sàng trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine là mang tính khiêu khích và leo thang. Ông Dmitry Peskov cũng nhấn mạnh rằng nhà lãnh đạo Pháp thể hiện “sự ủng hộ tuyệt đối” đối với Ukraine, thậm chí còn đi xa hơn khi nói rằng ông sẵn sàng tham gia vào cuộc xung đột.

Đầu tháng 6/2024, Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố, Kiev có thể sử dụng máy bay chiến đấu Mirage 2000-5 do Paris viện trợ để tấn công các mục tiêu nằm trong lãnh thổ Nga, nơi thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào Ukraine.

Doanh nghiệp châu Âu từ chối cung cấp đạn dược cho Ukraine

Giám đốc điều hành liên danh công nghiệp quốc phòng KNDS giữa Pháp và Đức, Ralph Koetzel tuyên bố với hãng tin DPA rằng, liên danh này sẽ từ chối cung cấp đạn dược và vũ khí cho Ukraine theo các thỏa thuận trước đó. Thay vào đó, KNDS sẽ tập trung bổ sung vũ khí và đạn dược cho các quốc gia NATO.

KNDS không thể cung cấp cho Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) số lượng đạn cần thiết trong tương lai gần, bao gồm cả đạn pháo 155mm. Đồng thời, mối lo ngại cần tập trung vào nguồn dự trữ quân sự của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, vốn đang cạn kiệt nghiêm trọng do yêu cầu viện trợ không có giới hạn từ Kiev. Liên danh quốc phòng giữa Pháp và Đức đánh giá, quá trình bổ sung vũ khí và đạn dược cho kho vũ khí của NATO sẽ mất rất nhiều thời gian.

KNDS hiện chịu trách nhiệm sản xuất vũ khí, trong đó có xe tăng chiến đấu Leopard 2 được Đức cung cấp cho Kiev từ năm 2023. Ông Ralph Koetzel tin rằng các công ty châu Âu khác có thể cung cấp vũ khí cho AFU hiệu quả hơn trong thời điểm hiện tại và KNDS sẽ quay lại cung cấp vũ khí cho Ukraine vào thời điểm thích hợp.

Trước đó, Nhật Bản đã ký một thỏa thuận 10 năm với Ukraine cung cấp hỗ trợ trong một số lĩnh vực quốc phòng. Tokyo sẽ cung cấp cho AFU các loại trang bị phi sát thương, trinh sát và quân y chiến trường.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/6/2024: Nga nêu điều kiện đàm phán; châu Âu từ chối cấp đạn cho Kiev
Sự ác liệt của chiến trường đã buộc AFU liên tục xin viện trợ đạn dược từ đồng minh NATO. Ảnh: Getty

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine

Trong phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra 2 điều kiện để khởi động lại tiến trình đàm phán hòa bình tại Ukraine.

Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố: “Chúng ta cần đạt được các thỏa thuận phù hợp với lợi ích của Liên bang Nga và đáng tin cậy nhất có thể”.

Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, để bắt đầu đàm phán về hòa bình tại Ukraine, điều cần thiết là các thực tế các lãnh thổ mới phải được công nhận. Cùng với đó, việc Mỹ và phương Tây liên tục cung cấp vũ khí cho Ukraine chỉ khiến cuộc xung đột kéo dài hơn với phần thua thiệt thuộc về Kiev.

Vào cuối tháng 5/2024, truyền thông phương Tây đánh giá, Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky lo sợ trước khả năng Mỹ có kế hoạch bắt đầu đàm phán hòa bình với Nga. Vì vấn đề này, nhà lãnh đạo Ukraine trở nên xúc động và lo lắng hơn trước những thành công của quân đội Nga trên chiến trường, đặc biệt là tại mặt trận Kharkov.

Nga sẽ không tổ chức tổng động viên

Liên quan tới câu hỏi của phóng viên về việc liệu Nga có tổ chức đợt tổng động viên mới hay không, Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg rằng, Moscow đang sử dụng một chiến thuật khác và không cần thêm binh sĩ tổng động viên ra chiến trường.

Chúng ta đang đẩy đối phương ra khỏi những vùng lãnh thổ mà lẽ ra chúng ta phải kiểm soát. Theo hướng này, chúng ta hiện không cần phải huy động thêm quân”, Tổng thống Nga nhấn mạnh.

Ông Vladimir Putin nói thêm rằng trong khuôn khổ đợt tổng động viên một phần, 300.000 người đã được gọi nhập ngũ: “Trong năm ngoái, không hề có tuyên bố tổng động viên, những nam công dân, những người yêu nước đã đến cơ quan đăng ký, nhập ngũ và ký hợp đồng với lực lượng vũ trang. Và có hơn 300.000 người nhập ngũ”, Tổng thống Nga cho biết.

Tính từ đầu năm 2024 tới nay, đã có thêm hơn 160.000 người đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng. Mỗi ngày có hơn 1.000 người Nga đến cơ quan đăng ký quân sự và nhập ngũ vì mục đích này. Tổng thống Nga tuyên bố: “Chúng ta không cần bất kỳ vũ khí nguyên tử nào để có được chiến thắng cuối cùng”.

Trước đó, Thư ký báo chí Phủ Tổng thống Nga, Dmitry Peskov giải thích sự gia tăng số lượng người muốn ký hợp đồng phục vụ trong Lực lượng vũ trang Nga là do ủng hộ của người dân với quyết sách của nhà lãnh đạo Vladimir Putin.

Nga bắt đầu tấn công vào nhà máy phức hợp ở Volchansk

Tại mặt trận Kharkov, Quân đội Nga bắt đầu tấn công vào nhà máy phức hợp nhằm đẩy lui lực lượng phòng thủ Ukraine khỏi thị trấn chiến lược Volchansk.

Nhà máy phức hợp ở bờ Bắc sông Volchya là điểm cao then chốt giúp quân đội Ukraine bảo vệ các vị trí tiền phương, cũng từ đây, AFU liên tục thực hiện các nỗ lực phản công và vượt sông. Vì vậy, Quân đội Nga cần chiếm lấy nhà máy và tạo ra một vùng kiểm soát dọc theo bờ Bắc Volchya ở trung tâm Volchansk. Nếu thành công, các đơn vị Ukraine ở trung tâm thị trấn sẽ bị bao vây và việc kết thúc giao tranh chỉ còn là vấn đề thời gian.

Trong khi đó, các trận đánh quyết liệt tiếp tục diễn ra trong khu vực Liptsy, khi AFU cố gắng phản công nhưng bất thành, khiến nhiều binh sĩ thiệt mạng.

Do không thể trấn giữ toàn bộ thị trấn Volchansk, AFU đang tích cực triển khai lính bắn tỉa để gây áp lực và hạn chế đà tiến của phía Nga. Tuy nhiên, các bài học tác chiến đô thị ở Bakhmut và Avdeevka khiến chiến thuật của Ukraine không chắc đã đạt hiệu quả cao.

Điểm đáng chú ý là trong ngày 7/6, Quân đội Nga đã mở đợt hướng tấn công mới nhằm vào Ternova. Khu định cư này nằm giữa Volchansk và Liptsy. Tuy nhiên, hiện chưa rõ phía Nga đã kiểm soát ngôi làng này hay chưa?

Kim Ngân

Theo: Báo Công Thương