Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/10/2023: Nga dùng chiến thuật mới đối phó với Ukraine ở Bakhmut

(Banker.vn) Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/10/2023: Nga dùng chiến thuật mới đối phó với Ukraine ở Bakhmut; Giao tranh ác liệt tại Avdiivka
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/10/2023: Nga cáo buộc Ukraine châm ngòi “cuộc chiến mới” Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/10/2023: EU cần “kế hoạch B” cho xung đột Ukraine

Thông tin chiến sự

Giao tranh ác liệt tại Avdiivka. Truyền thông Nga đã thông tin về việc quân đội nước này bao vây một nhà máy luyện cốc ở đông Avdiivka. Đồng thời, lực lượng Nga từ phía nam cũng có những bước tiến mới, khiến Ukraine buộc phải cố thủ trong thành phố chiến lược này.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/10/2023: Nga dùng chiến thuật mới đối phó với Ukraine ở Bakhmut
Ảnh minh họa

Trong khi đó, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết, quân đội nước này đã đẩy lùi nhiều cuộc tập kích của Nga ở gần Avdiivka trong vòng 24 giờ qua.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umierov đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin. Ông Umierov nói rằng Nga đã tổn thất khoảng 4.000 quân trong các cuộc giao tranh ở Avdiivka.

8 lữ đoàn Nga tham gia chiến trường Avdiivka. Theo Bộ Quốc phòng Anh, Nga có thể đã điều các thành phần của ít nhất 8 lữ đoàn tham gia cuộc chiến giành thành phố Avdiivka ở miền đông Ukraine. Một lữ đoàn trong quân đội Nga có thể có từ 2.000 đến 8.000 quân nhân.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov nói rằng tổn thất của Nga ở Avdiivka lên tới khoảng 4.000 người, và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đó cũng cho rằng Nga đã mất ít nhất một lữ đoàn trong lúc cố gắng giành thành phố.

Nga dùng chiến thuật mới đối phó với Ukraine ở Bakhmut. “Săn tìm” là một chiến thuật quân sự sử dụng pháo hạng nhẹ dụ đối phương tìm chỗ thú ẩn trong một vị trí thuận tiện để tấn công, sau đó khai hỏa pháo hạng nặng khi họ đã đến đây.

Một binh lính được gọi là Chaly chia sẻ, chiến thuật này đang được Nga sử dụng để đối phó với các lực lượng của Ukraine gần Kleshcheyevka ở Bakhmut. Kế hoạch được thực hiện bằng việc sử dụng đạn pháo cỡ nòng 80mm và 120mm. Khi quân đội Nga xác định được một đơn vị của đối phương, họ sẽ nã pháo cỡ nòng 80mm, đồng thời dồn đối phương vào các chiến hào hoặc chỗ ẩn nấp.

“Vị trí của đối phương khi đó đã trở nên dễ đoán và họ không thể trốn thoát. Chúng tôi đã biết được các khu vực triển khai của Ukraine. Chúng tôi sử dụng dữ liệu của mình để đẩy họ vào các vị trí nhất định bằng đạn pháo 80mm trước, sau đó loại bỏ đối phương bằng đạn pháo 120mm”, binh lính Nga giải thích.

Một số diễn biến liên quan

­Nga cáo buộc UAV Ukraine tấn công nhà máy chất thải hạt nhân. Bộ Ngoại giao Nga ngày cho biết, UAV của Ukraine đã đâm vào cơ sở lưu trữ chất thải hạt nhân tại nhà máy điện Kursk, làm hư hại một số bức tường bao tại đây.

Bộ Ngoại giao Nga khẳng định Ukraine hẳn phải biết rằng hành động của mình có thể gây ra thảm họa hạt nhân toàn diện.

“Chúng tôi kêu gọi tất cả chính phủ lên án mạnh mẽ các hành động của Kiev. Chúng cực kỳ nguy hiểm và có thể dẫn đến những hậu quả không thể khắc phục”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cho biết.

Belarus hối thúc Nga-Ukraine ngừng bắn. Tổng thống Belarus Lukashenko kêu gọi Nga và Ukraine ngừng bắn ngay lập tức để đàm phán.

Ông Lukashenko đã kêu gọi Nga và Ukraine lập từng ngừng bắn để mở đường cho các cuộc đối thoại hòa bình.

“Tôi tin rằng có đủ người sáng suốt ở Ukraine. Các bên liên quan cần ngồi xuống và bắt đầu đàm phán. Như tôi đã nói trước đó, các điều kiện có thể được thỏa thuận, điều quan trọng nhất là phải ngừng bắn”, ông Lukashenko nói.

Theo Tổng thống Belarus, Mỹ dường như cũng đang muốn thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột Ukraine.

“Viện trợ của Washington dành cho Kiev không phải vô hạn”, ông Lukashenko nhận định. Ông nhấn mạnh, Ukraine cần nhận ra rằng họ sắp không còn đủ nguồn nhân lực để vận hành các loại vũ khí được phương Tây cung cấp.

Ukraine và Hà Lan đàm phán về thỏa thuận đảm bảo an ninh. Ukraine và Hà Lan đã bắt đầu đàm phán cho một thỏa thuận song phương về đảm bảo an ninh theo tuyên bố chung ủng hộ Ukraine của các nước G7 (gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức và Italia).

Văn phòng Tổng thống Ukraine cho hay vòng tham vấn đầu tiên diễn ra bên lề hội nghị cấp cao về công thức hòa bình Ukraine ở Malta vào ngày 28/10.

Cuộc họp về công thức hòa bình kéo dài hai ngày đã quy tụ đại diện từ hơn 65 quốc gia để thảo luận về việc thực hiện hòa bình lâu dài ở Ukraine. Những quốc gia tham dự bao gồm các nước G7, Nam Phi, Ấn Độ, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước khác, nhưng không có Nga.

Ai Cập, Trung Quốc và UAE từ chối tham gia cuộc họp về Ukraine ở Malta. Một nguồn tin ngoại giao ở Brussels nói với các phóng viên, Ai Cập, Trung Quốc và UAE đã quyết định không tham gia cuộc họp được gọi là khuôn khổ Copenhagen về Ukraine khai mạc ở Malta.

“So với cuộc họp lần trước ở Jeddah, Trung Quốc cũng như Ai Cập và UAE không tham gia cuộc họp nhưng cũng có những thành viên mới, đặc biệt là Armenia, Vatican và Mexico”, nhà ngoại giao lưu ý.

“Cuộc họp ở cấp cố vấn an ninh quốc gia có sự tham dự trực tiếp của 64 đại diện, 10 đại diện trực tuyến. Một số quốc gia tham gia cả trực tiếp và trực tuyến, Liên minh châu Âu được đại diện bởi hai quan chức của Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu”, quan chức này nói thêm.

Bình Nguyên (tổng hợp)

Theo: Báo Công Thương