Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/1/2024: Ukraine thừa nhận đang phải chịu áp lực gia tăng từ Nga

(Banker.vn) Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/1/2024: Ukraine thừa nhận đang phải chịu áp lực gia tăng từ Nga; Ông Zelensky cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Chiến sự Nga-Ukraine 24/1/2024: Quân đội Nga đã giàu kinh nghiệm hơn; Mỹ hứa chuyển F-16 trong năm nay Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay 25/1/2024: Đức cảnh báo về viện trợ Ukraine; hàng chục cuộc giao tranh trên các mặt trận Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/1/2024: Nga sẵn sàng nhận những đề xuất có ý nghĩa về giải pháp ở Ukraine

Thông tin chiến sự

Nga xuyên thủng tuyến phòng ngự ở Kupyansk. Quân đội Nga đã xuyên thủng hàng phòng ngự của lực lượng vũ trang Ukraine theo hướng Kupyansk và thiết lập quyền kiểm soát làng Tabaivka.

Đồng thời, có thông tin cho rằng, lực lượng Kiev đã rút lui quy mô lớn, bỏ lại các vị trí ở Kyslivka và Kotliarivka. Nếu thông tin này được xác nhận, sông Oskil sẽ là tuyến phòng thủ tiếp theo của Ukraine trên hướng này.

Giao tranh diễn ra trên khắp các chiến tuyến. Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết, tổng cộng có 79 cuộc giao tranh diễn ra trên khắp các chiến tuyến ở Ukraine trong ngày qua. Tại Donetsk, các lực lượng Nga hơn 60 lần tiến công tại các chiến trường chủ lực như Lyman, Bakhmut, Avdiivka, Marinka và Shakhtarske.

Nga-Ukraine
Giao tranh diễn ra trên khắp các chiến tuyến

Đặc biệt tại Avdiivka, quân phòng thủ Ukraine tiếp tục kiềm chế bước tiến của đối phương trong bối cảnh quân đội Nga tiếp tục bao vây thành phố này. Theo Bộ Tổng tham mưu, các lực lượng Ukraine vẫn giữ vững tuyến phòng thủ, gây tổn thất đáng kể cho đối phương.

Nga phá huỷ nhiều khí tài của Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng phòng không nước này đã bắn hạ 3 rocket phóng từ hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) Uragan và hệ thống pháo phản lực phóng loạt cơ động cao (HIMARS) trong ngày qua.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng nước này cũng phá hủy 28 UAV của quân đội Ukraine tại các khu định cư ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng, Kherson, và Kharkiv.

Một số diễn biến liên quan

Ukraine thừa nhận đang phải chịu áp lực gia tăng từ Nga. Các quan chức quân sự và người phát ngôn Ukraine đã đưa ra đánh giá khách quan về vị thế hiện tại của lực lượng Ukraine trên chiến trường, đồng thời mô tả hoạt động tấn công của Nga dọc theo phần lớn chiến tuyến.

Theo đó, giao tranh dữ dội đang diễn ra ở phía đông bắc dọc theo khu vực tiếp giáp giữa Kharkov và Lugansk. Ngoài ra, các báo cáo cho thấy lực lượng Nga đang tiếp tục gây áp lực trong khu vực. Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết, lực lượng này đã phải đối mặt với 13 cuộc tấn công nhằm vào các khu định cư Tabaiivka và Stelmakhivka, ở phía tây bắc và nam của Krokhmalne.

Slovakia kêu gọi đàm phán hòa bình ở Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia, ông Robert Kaliniak tuyên bố, xung đột ở Ukraine không có giải pháp quân sự, đã đến lúc phải đàm phán hòa bình.

Theo ông Kaliniak, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu và Mỹ cần nỗ lực tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình. Xung đột quân sự đã bước vào giai đoạn đóng băng và trong tình huống này, theo Bộ trưởng, cần phải hành động để nhanh chóng đạt được thỏa thuận ngừng bắn.

Cho dù xung đột có kết thúc như thế nào đi chăng nữa, Ukraine sẽ luôn có biên giới với Nga. Biên giới này sẽ không di chuyển. Điều chúng ta cần nhất là nỗ lực đạt được hòa bình”, ông Kaliniak nói.

Ukraine muốn có các tàu chiến cũ của Anh. Phó Đô đốc Ukraine Aleksey Neizhpapa cho biết, nước này sẽ rất vui nếu nhận được 2 tàu chiến của Hải quân Anh mà London dự kiến sắp cho “nghỉ hưu”.

Được biết, 2 tàu khu trục HMS Westminster và HMS Argyll sẽ ngừng hoạt động vào cuối năm nay, trong bối cảnh Hải quân Anh khó tuyển đủ thủy thủ để vận hành chúng.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Anh đã công bố kế hoạch chuyển giao cho Kiev 2 tàu rà phá bom mìn như một phần của liên minh hàng hải mới, bao gồm cả Na Uy. Tuy nhiên, các tàu này vẫn chưa đến được bờ biển Ukraine, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ từ chối cho chúng đi qua các eo biển Bosphorus và Dardanelles nối Biển Đen với Địa Trung Hải.

Theo Thỏa thuận Hợp tác an ninh Anh - Ukraine được ký vào ngày 12/1, London đã cam kết sẽ “hỗ trợ Ukraine phát triển hải quân và lực lượng cảnh sát biển.

Ukraine có nguy cơ hết đạn pháo. Nhà báo Anh Max Hastings bày tỏ lo ngại về khả năng kho dự trữ đạn pháo của quân đội Ukraine sẽ cạn kiệt vào cuối tháng 2 năm nay. Theo ông Hastings, điều này có thể xảy ra nếu đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ tiếp tục ngăn chặn việc phân bổ viện trợ quân sự cho Ukraine.

Các nhà lãnh đạo Ukraine đang bối rối do thiếu sự rõ ràng về kế hoạch phải làm gì tiếp theo trong trường hợp không nhận được hỗ trợ từ Mỹ. Nếu không có sự hỗ trợ quân sự từ bên ngoài, bộ chỉ huy lực lượng vũ trang Ukraine sẽ không có được một chiến lược đáng tin cậy”, ông Hastings nhận định.

Nhà báo Anh cho rằng, hầu hết các nước Tây Âu đều muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Ukraine theo bất kỳ điều kiện nào do họ đã mệt mỏi với việc hỗ trợ Kiev và họ cũng có nhu cầu giải quyết các vấn đề nội bộ.

Tổng thống Zelensky cảnh báo nguy cơ thế chiến III. Tổng thống Volodymyr Zelensky cảnh báo về nguy cơ xung đột Nga - Ukraine leo thang thành thế chiến thứ 3, khi nhấn mạnh nhu cầu của Kiev về sự ủng hộ từ các đồng minh phương Tây.

Theo ông Zelensky, Thủ tướng Đức Olaf Scholz dường như cũng nhận thức được nguy cơ nói trên. Lãnh đạo Ukraine cho hay, nếu Nga tấn công một quốc gia thuộc NATO, đó sẽ là “sự khởi đầu của chiến tranh thế giới thứ 3”.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương