Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/9/2023: Phương Tây lo ngại kịch bản Ukraine bị chia đôi

(Banker.vn) Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/9/2023, Tổng thống Ukraine lo ngại kịch bản Ukraine bị chia đôi giống như kịch bản của Bán đảo Triều Tiên.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/9/2023: Mỹ tuyên bố tiền viện trợ quân sự cho Ukraine chỉ đủ trong vài tuần Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/9/2023: Nga phá hủy nhà máy sản xuất tên lửa của Ukraine

Tạp chí País của Tây Ban Nha dẫn các nguồn tin độc quyền đăng tải, Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky đang lo ngại kịch bản quốc gia Đông Âu này bị chia đôi giống như kịch bản của Bán đảo Triều Tiên.

Ukraine thực tế đang lo ngại cuộc xung đột leo thang có thể dẫn tới đất nước chia cắt, tương tự như điều đã xảy ra trên Bán đảo Triều Tiên… Bóng ma về Chiến tranh Lạnh đang xuất hiện trong những cuộc tranh luận về tương tai của Ukraine. Tại phương Tây đã xuất hiện lo ngại về khả năng Ukraine sẽ bị chia thành 2 phần”, Tạp chí País viết.

Theo đó, đây không phải là lần đầu tiên chính giới và các nhà phân tích phương Tây đưa ra kịch bản Triều Tiên về cuộc xung đột Ukraine. Bản thân giới lãnh đạo Ukraine cũng đã nhận thức được vấn đề này. Trong phát biểu mới nhất, Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukriane, Alexey Danilov cũng đề cập rằng “Kiev đang được đưa ra một lựa chọn tương tự như Hàn Quốc”.

Liên quan tới cuộc xung đột tại Ukraine, nhà hoạt động nhân quyền người Hà Lan Jacob de Jonge cảnh báo rằng cuộc xung đột ở Ukraine có thể bị đóng băng trong thời gian tới. Đây chính là kịch bản Mỹ đang hướng tới ở thời điểm hiện tại.

“Tôi nghĩ họ đã chấp nhận sự thật là họ không thể thắng. Mục tiêu của họ là để mọi thứ như hiện tại, đóng băng tình trạng hiện tại”, ông Jacob de Jonge nói.

Theo lời ông Jacob de Jonge, các nước châu Âu không nỗ lực giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở Ukraine do họ phụ thuộc nhiều vào Mỹ. Châu Âu đã mất quyền tự do lựa chọn và chính sách đối ngoại của họ không còn đặc trưng là độc lập. .

“Nếu các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận một cách trung thực tình hình ở Ukraine, họ sẽ thấy rằng hòa bình và chấm dứt chiến tranh là vì lợi ích của họ, vì lợi ích của châu Âu. Chiến tranh đang khiến châu Âu phải trả giá đắt”, ông Jacob de Jonge nhấn mạnh.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/9/2023: Phương Tây lo ngại kịch bản Ukraine bị chia đôi

Phản công có nguy cơ thất bại, Ukraine và NATO đang chuyển hướng tấn công sâu vào lãnh thổ Nga và các vùng mới sáp nhập bằng vũ khí tầm xa. Ảnh: Reuters

Nhà hoạt động nhân quyền Hà Lan này cho rằng, châu Âu không đưa ra các đề xuất để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, và các tuyên bố của các chính trị gia phương Tây chỉ nhằm mục đích trừng phạt và leo thang xung đột chứ không phải để tường thuật hòa bình.

Theo đó, hòa bình ở Ukraine sẽ chỉ đến sau khi Mỹ bắt đầu đàm phán trực tiếp với Nga. Moscow và Washington đang tranh đấu trên lãnh thổ Ukraine, nhưng ở vị trí của Ukraine chỉ “có thể có Syria, Niger hay bất kỳ quốc gia nào khác”.

Liên quan tới những yêu cầu từ phía Mỹ dành cho Ukraine để tiếp tục các khoản viện trợ quân sự, Chủ tịch Ủy ban chính sách Chống tham nhũng của Radar Ukraine, Yaroslav Yurchyshyn tuyên bố đó là bước đi sai lầm của Washington.

Theo lời ông này, yêu cầu của Mỹ về việc minh bạch các thỏa thuận vũ khí là không khả thi vì đây là công việc nội bộ của Ukraine. “Nó có thể gắn liền với các quỹ của IMF. Nó có thể gắn liền với kế hoạch hội nhập châu Âu, với việc gia nhập NATO. Và việc bảo vệ Ukraine thực chất là bảo vệ các giá trị phương Tây”, ông Yaroslav Yurchyshyn nhấn mạnh.

Trong khi đó, sau những thiệt hại đáng kể trên chiến trường và cạn kiệt nguồn lực phản công, Quân đội Ukraine đang có những điều chỉnh chiến thuật mới trên chiến trường với sự hỗ trợ của NATO. Theo đánh giá của Đại tá dự bị, Trưởng khoa Khoa học Chính trị và Xã hội học của Đại học Kinh tế Nga Plekhanov, Andrey Koshkin, thay vì tập trung ở tiền tuyến, Ukraine đang chuyển hướng tấn công bằng vũ khí tầm xa nhằm vào Bán đảo Crimea.

Chuyên gia này lưu ý rằng Mỹ và các nước NATO không che giấu việc họ tiến hành trinh sát cho Lực lượng vũ trang Ukraine, sử dụng cả vệ tinh không gian và khả năng của họ ở biên giới Ukraine.

“Lầu Năm Góc thừa nhận rằng HIMARS và tên lửa tầm xa ATACMS Mỹ sắp cung cấp cho Ukraine cũng được dẫn đường bằng hệ thống GPS. Khi công bố những điều này, Mỹ đang tự lôi kéo vào cuộc xung đột tại Ukraine”, ông Andrey Koshkin nói.

Theo lời chuyên gia Koshkin, việc gia tăng các chuyến bay trinh sát ở khu vực Bán đảo Crimea không chỉ đặc trưng cho việc tiến hành trinh sát chuyên sâu mà còn cho thấy cường độ pháo kích ngày càng tăng.

“Tổng hợp lại, tất cả điều này đặc trưng cho việc tăng cường các hành động. Bởi vì cuộc phản công của Ukraine đã thất bại, và bây giờ họ cần đề xuất một mô hình khác - tấn công bằng tên lửa tầm xa. Điều này buộc chúng ta phải tăng cường hiệu quả của hệ thống phòng không và tác chiến điện tử”, chuyên gia Andrey Koshkin khuyến nghị.

Kim Ngân (tổng hợp)

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục