Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/8/2023: Nga đẩy mạnh phản công hướng Kupyansk

(Banker.vn) Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/8/2023, các hướng phản công của Nga vẫn đang phát triển tốt và giành quyền kiểm soát thêm 2 khu vực gần Kupyansk
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/8/2023: Cảnh báo không kích toàn lãnh thổ Ukraine Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/8/2023: Nga lên tiếng về việc châu Âu cung cấp F-16 cho Kiev

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Ngôi sao, phát ngôn viên báo chí Nhóm tác chiến phương Tây Yaroslav Yakimkin khẳng định, các hướng phản công của Nga vẫn đang phát triển tốt và đã giành quyền kiểm soát thêm 2 khu vực gần Kupyansk.

Theo lời ông Yaroslav Yakimkin, các mũi tấn công Nga đã tổ chức nhiều mũi tấn công khiến lực lượng phòng thủ Ukraine phải tháo chạy với khoảng hơn 30 binh lính thiệt mạng. Cùng với đó, Quân đội Nga cũng đẩy lùi ít nhất 4 đợt tấn công từ phía Ukraine. Về cơ bản, các mũi phản công của Ukraine đã bị ngăn chặn trước khi kịp tiếp cận phạm vi giao chiến với những thiệt hại đáng kể với 2 xe tăng, 2 xe bọc thép, 1 khẩu đội cối và khoảng 3 trung đội bộ binh.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/8/2023: Nga tiếp tục đẩy mạnh phản công hướng Kupyansk
Nga tiếp tục đẩy mạnh phản công hướng Kupyansk

Liên quan tới tình hình mặt trận tại Kupyansk, một sĩ quan thuộc Tập đoàn xe tăng cận vệ số 1 thuộc Quân khu phía Tây của Nga cho biết, phía Ukraine bắt đầu sự dụng đạn cháy với khả năng sát thương lớn.

“Rất nhiều đạn chùm được sử dụng nhắm vào chúng tôi. Họ bắt đầu sử dụng đạn nhiệt áp và đạn cháy nhằm vào vị trí của chúng tôi ở Novoselovsky”, sĩ quan Quân đội Nga nói trên cho biết.

Theo các thông tin mới nhất, phi công kỳ cựu của Ukraine Dzhus với biệt danh “bóng ma Kiev” đã thiệt mạng trong vụ va chạm giữa 2 máy bay huấn luyện L-39 tại gần Zhytomyr.

Theo truyền thông Ukraine, phi công Dzhus được mang biệt danh “bóng ma của Kiev” thuộc Lữ đoàn không quân chiến thuật số 40.

“Bóng ma Kiev là một nhân vật anh hùng được tạo ra bởi người Ukraine”, Bộ Tư lệnh Không quân Ukraine ra thông báo liên quan tới việc phi công Dzhus thiệt mạng.

Tờ Ukrayinska Pravda đăng tải, phi công Dzhus, còn có tên khác là Andrey Pilshchikov vốn là phi công điều khiển máy bay chiến đấu Mig-29. Anh này nằm trong số phi công được lên kế hoạch chuyển loại sử dụng máy bay F-16 được phương Tây viện trợ.

Còn theo nguồn tin chính thức của Không quân Ukraine, vụ tai nạn hôm 25/8 làm 3 phi công thiệt mạng. Sự việc cũng làm sáng tỏ việc CH Czech đã viện trợ máy bay L-39 cho Ukraine.

Trước “bóng ma Kiev”, hồi tháng 3/2023, Không quân Ukraine cũng chịu thiệt hại khi phi công cấp 1, Vladislav Savelyev mang biệt danh Nomad đã thiệt mạng ngay trong lần xuất kích đầu tiên. Anh này vừa hoàn thành khóa học kéo dài 2 năm dành cho phi công Ukraine tại Mỹ. Đại tá Mỹ đã nghỉ hưu Jeffrey Fisher nói với Tạp chí Politico rằng chương trình đào tạo phi công đầy triển vọng được thành lập vào năm 1995 và được Không quân Mỹ tài trợ. Trong khuôn khổ chương trình, các nước đối tác cử các sĩ quan trẻ của mình đi học các kỹ năng khác nhau tại Mỹ.

Vào tháng 12/2022, phi công Ukraine Vadim Voroshilov đã bị tên lửa của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS) bắn hạ. Truyền thông Ukraine đưa tin phi công này là chiến binh xuất sắc chuyên săn lùng máy bay không người lái của Nga. Sau khi máy bay chiến đấu mất kiểm soát, phi công Vadim Voroshilov đã không kịp phóng dù thoát thiểm. Sau đó, dòng chữ Karaya trên mũ bảo hiểm của anh này được tìm thấy tại hiện trường vụ rơi máy bay.

Theo báo cáo do Bộ Quốc phòng Nga công bố, tính đến ngày 26/8, tổng cộng 464 máy bay và 246 trực thăng Ukraine đã bị phá hủy kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt.

Liên quan tới khả năng Ukraine sắp được chuyển giao máy bay chiến đấu F-16, cựu sĩ quan tình báo Mỹ Scott Ritter mô tả những chiếc F-16 tới Kiev là "cái bẫy tự sát". Ông giải thích rằng chỉ có 24 chiếc máy bay được lên kế hoạch được chuyển giao chỉ đủ khả năng cất cánh và chúng đều được coi là không an toàn theo tiêu chuẩn của Mỹ và NATO.

Bản thân các phi công F-16 cũng coi máy bay là một phương tiện không mấy an toàn. Một mặt, F-16 khá khó điều khiển do thiếu độ máy tính điều kiện trung tâm và hệ thống điều khiển fly-by-wire. Ngoài ra, một số phi công F-16 còn phàn nàn về việc bị thương ở cổ khi bẻ lái đột ngột và thực hiện các thao tác tạo lực G lớn. Không giống như máy bay Nga, F-16 chỉ được trang bị một động cơ, nếu bị trục trặc hoặc trúng đạn, cơ hội sống của phi công rất thấp.

Kim Ngân

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục