Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/5/2024: Tình hình tại Kharkov được so sánh như ''trên bờ vực thẳm''

(Banker.vn) Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/5/2024: Tình hình tại Kharkov được so sánh như “trên bờ vực thẳm”.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/5/2024: Nga đã tiến vào Volchansk; nội bộ Ukraine lục đục Chiến sự Nga-Ukraine 14/5/2024: Kiev không có nguồn cung vũ khí để xoay chuyển tình thế; tình hình ở Ukraine nguy cấp

Tờ The New York Times dẫn lời lãnh đạo Tổng cục Tình báo quân đội Ukraine (GUR), tướng Kirill Budanov đăng tải, tình hình tại khu vực Kharko rất nguy hiểm và Ukraine không có phương án để chặn đứng đà tiến của Quân đội Nga. “Tình hình đang trên bờ vực”, tướng Kirill Budanov so sánh.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/5/2024: Tình hình tại Kharkov được so sánh như ''trên bờ vực thẳm''
Giới chức Ukraine đánh giá đòn tấn công của Nga vào Kharkov đang khiến AFU bất ngờ và không có phương án đối phó hiệu quả. Ảnh: AP

Theo đánh giá của lãnh đạo GUR, cuộc tấn công của Quân đội Nga theo hướng Kharkov nhằm mục đích rút cạn các đơn vị dự bị chiến lược vốn không còn nhiều của Ukraine. Trước đòn tấn công của Nga, Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) buộc phải điều động lực lượng từ các khu vực khác của tiền tuyến phòng thủ Kharkov.

Tướng Kirill Budanov thừa nhận, Kiev hiện khó tìm đủ quân để tăng cường cho mặt trận Kharkov. Phần lớn lực lượng cơ động của AFU đang bị giam chân ở mặt trận phía đông khác như Donetsk và Zaporozhye.

“Chúng tôi đã sử dụng mọi thứ có trong tay. Thật không may, chúng tôi không còn nguồn quân dự bị”, lãnh đạo GUR nhấn mạnh.

Giới chuyên gia quân sự đánh giá, Ukraine đang ở thế dễ bị tổn thương nhất kể từ khi bắt đầu xung đột. Theo tờ The New York Times, do tình trạng thiếu đạn dược trầm trọng và nguồn viện trợ từ Mỹ và phương Tây, việc Nga mở mặt trận mới tại Kharkov khiến AFU bối rối và thiếu phương án đối phó phù hợp.

Liên quan tới cuộc xung đột, trong phát biểu mới nhất, Tổng thư ký Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tuyên bố, phương Tây cần phải chắc chắn vấn đề rằng Ukraine liệu có thể chiến thắng trong cuộc xung đột với Nga. Nếu điều này không chắc chắn sẽ chẳng có lợi ích gì khi bàn về vấn đề tài thiết. Ông Jens Stoltenberg nhấn mạnh rằng, ưu tiện hiện tại đảm bảo nguồn cung cấp vũ khí đầy đủ và bền vững cho AFU.

“Về việc tái thiết Ukraine sau chiến tranh, trước tiên chúng ta phải đảm bảo rằng nước này sẽ thắng thế. Nếu Ukraine không thắng thế thì sẽ không có gì có thể khôi phục lại một Ukraine tự do và toàn vẹn”, ông Jens Stoltenberg nói.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/5/2024: Tình hình tại Kharkov được so sánh như ''trên bờ vực thẳm''
Chi phí tái thiết Ukraine càng ngày càng tăng cao khi cuộc chiến chưa có dấu hiệu sớm chấm dứt. Ảnh: Getty

Theo lời Tổng thư ký NATO, liên minh này sẽ giúp Ukraine khôi phục các thể chế quốc phòng, an ninh và trở thành thành viên của NATO.

Ngày 5/9, ông Jen Stoltenberg tuyên bố NATO sẽ không gửi quân tới Ukraine và Kiev cũng không yêu cầu điều này.

“NATO không có kế hoạch triển khai quân ở Ukraine. Khi tôi gặp phía Ukraine vào tuần trước, họ không yêu cầu điều vấn đề này”, Tổng thư ký NATO tuyên bố.

Ưu tiên của NATO hiện tại là 2 nhiệm vụ chính: Hỗ trợ Ukraine và ngăn chặn xung đột lan rộng ra ngoài nước.

Ông Jen Stoltenberg thừa nhận phía Nga đang giành ưu thế trên chiến trường và giành quyền kiểm soát một số khu định cư. Theo ông, điều này là do các đồng minh NATO đã không thể thực hiện lời hứa với Ukraine. Đặc biệt, Mỹ phải mất 6 tháng để đồng ý về gói hỗ trợ cho Kiev và các đồng minh châu Âu không thực hiện đủ các cam kết mà họ đã hứa với Ukraine.

Về vấn đề tài thiết Ukraine sau cuộc xung đột, phát biểu trước sinh viên nước này hồi cuối tháng 4/2024, Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky tuyên bố, Kiev cần khoảng 700 tỷ USD để khôi phục đất nước. Các sinh viên hỏi tổng thống liệu Mỹ và Liên minh châu Âu có đang phát triển một kế hoạch tương tự như Kế hoạch Marshall để khôi phục Ukraine hay không?

“Có một kế hoạch và cần nhiều tiền. Nếu chúng ta nói về số tiền để khôi phục Ukraine thì có nhiều ước tính khác nhau, nhưng cho đến nay nó vào khoảng 700 tỷ USD. Nhưng bạn và tôi không biết số tiền thực sự, vì chúng ta chưa kết thúc cuộc chiến”, ông Volodymir Zelensky tuyên bố.

Theo lời Tổng thống Ukraine, không có gì là chắc chắn, nhưng các đối tác của Kiev cam kết rằng “mọi người sẽ khôi phục Ukraine”.

Trước đó, các nhà phân tích của Ngân hàng Thế giới đánh giá, trong năm qua, chi phí phục hồi kinh tế của Ukraine đã tăng thêm 75 tỷ USD, lên 486 tỷ USD; thiệt hại trực tiếp cho nền kinh tế Ukraine là 152 tỷ USD. Các chuyên gia ước tính rằng quá trình này có thể mất tới 10 năm.

Kim Ngân

Theo: Báo Công Thương