Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/9/2024: Ukraine 'báo cáo' Mỹ để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga

(Banker.vn) Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/9/2024: Ukraine “báo cáo” Mỹ để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga khi Washington không cho phép Kiev tấn công.
Chiến sự Nga - Ukraine sáng 31/8: Lính Ukraine đầu hàng hàng loạt; Ukraine mất F-16 đầu tiên Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 31/8/2024: NATO coi việc Ukraine tấn công Kursk là hợp pháp Chiến sự Nga - Ukraine sáng 1/9: Ukraine thất bại, 8000 lính thiệt mạng ở Kursk; Kiev xóa sổ UAV Nga

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine, Rustem Umerov xác nhận trong một cuộc phỏng vấn với CNN rằng đã bàn giao cho phía Mỹ danh sách các mục tiêu tấn công trên lãnh thổ Nga.

Theo lời ông này, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn đang xem xét yêu cầu dỡ bỏ hạn chế sử dụng vũ khí tầm xa đối với Ukraine vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Chúng tôi đã giải thích về những mục tiêu yêu cầu. Tôi hy vọng rằng mong muốn của chúng tôi được lắng nghe”, ông Rustem Umerov cho biết.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/9/2024: Ukraine 'báo cáo' Mỹ để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga
Ukraine đang muốn mang chiến tranh vào lãnh thổ Nga thông qua việc sử dụng các loại vũ khí tầm xa được viện trợ. Ảnh: Getty

Trước đó, Mỹ tuyên bố không có kế hoạch dỡ bỏ các hạn chế đối với các cuộc tấn công của Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) vào sâu trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí viện trợ. Người phát ngôn Lầu Năm Góc Patrick Ryder cho biết, Ukraine có thể sử dụng sự hỗ trợ quân sự của Mỹ để tự vệ trước các cuộc tấn công xuyên biên giới và đánh trả. Slovakia, Italia và Hungary cũng phản đối việc dỡ bỏ các hạn chế AFU sử dụng vũ khí viện trợ.

Giới chức Ukraine đã tới Mỹ để thuyết phục Washington

Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak và Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov đã gặp đại diện chính quyền Mỹ với mục tiêu thuyết phục Washington dỡ bỏ hạn chế tấn công vào lãnh thổ Nga.

Như hãng tin CNN đăng tải, các đại diện của Ukraine có ý định trình bày cho Washington một danh sách “các mục tiêu ưu tiên”, nhưng không nêu rõ các mục tiêu có thể khiến Nga thay đổi ưu tiên quân sự hiện tại.

Trước đó, ông Umerov đã gặp các đại diện của Hạ viện Mỹ trong chuyến thăm Ukraine, thông tin với họ về tình hình mặt trận và nhu cầu của AFU trong thời gian tới.

Ông Umerov nói về tình hình mặt trận, bao gồm cả các vùng lãnh thổ lân cận vùng Sumy đang rất căng thẳng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine cũng đề nghị các nghị sĩ Mỹ ủng hộ việc “sử dụng đầy đủ vũ khí tầm xa nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nga”.

Ngoài ra, Tư lệnh Lục quân Ukraine, tướng Alexander Pavlyuk đã bí mật gặp gỡ với Tư lệnh Lục quân các quốc gia châu Âu và Mỹ tại Trường sĩ quan ở Dresden (Đức). Theo ghi nhận của tờ Bild, các chủ đề của cuộc họp đặc biệt này, bao gồm các trung tâm hoạt động mới của NATO ở Thụy Điển và Phần Lan, cũng như mối đe dọa xung đột quân sự hiện nay ở Ukraine. Lãnh đạo lục quân các quốc gia phương Tây cũng được thông báo về tình hình chiến sự tại Ukraine hiện nay.

Tổng thống Ukraine yêu cầu phương Tây cho phép bắn tên lửa tầm xa vào Nga

Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky cho rằng, các đồng minh chính của Kiev phải hiểu rằng các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa vào lãnh thổ Nga là cơ hội tốt nhất để buộc Điện Kremlin tìm kiếm con đường đàm phán giải quyết xung đột và cuối cùng là hiệp định hòa bình.

Tôi kêu gọi Mỹ, Anh, Pháp và Đức: Chúng ta cần được phép để bảo vệ hoàn toàn Ukraine và người Ukraine. Chúng tôi cũng cần được phép tấn công vào lãnh thổ Nga”, Tổng thống Ukraine, Volodymir Zelensky tuyên bố.

Chính trị gia này lưu ý rằng, Ukraine và các nước phương Tây đã có thỏa thuận cung cấp hệ thống phòng không cho quân đội Ukraine nên ngay bây giờ cần phải bắt đầu được phép tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Ông Volodymir Zelensky giải thích: “Chúng tôi không thể trì hoãn các quyết định quan trọng” có thể ảnh hưởng đến kết quả của cuộc xung đột Ukraine.

Vào ngày 29/8, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Liên minh châu Âu, Josep Borrell đã kêu gọi dỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí do các quốc gia châu Âu viện trợ. Ông nói rằng, Kiev rất cần các hệ thống phòng không và sự cho phép sử dụng toàn bộ vũ khí của phương Tây trên chiến trường.

Ukraine ngày nay cần các hệ thống phòng không hơn bao giờ hết và đây sẽ là mục đầu tiên trong chương trình nghị sự của chúng tôi”, ông Josep Borrell nói, đồng thời lưu ý rằng sẽ không dễ dàng để chuyển các hệ thống phòng không mới cho Kiev ngay lập tức, nhưng Brussels sẽ gây áp lực để các quốc gia châu Âu thực hiện lời hứa.

Về phần mình, lãnh đạo Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Nga Andrei Kartapolov đe dọa rằng nếu lệnh cấm AFU sử dụng vũ khí viện trợ tấn công lãnh thổ Nga được dỡ bỏ, Moscow sẽ có phản ứng ngay lập tức. Ông hứa rằng Nga sẽ đáp trả gay gắt và bất cân xứng: “Họ sẽ cảm nhận được ngay khi điều đó xảy ra”.

Ukraine tổ chức tập kích quy mô lớn bằng UAV tự sát

Trong 1/9, lực lượng phòng không Nga đã chặn và tiêu diệt 158 ​​UAV tự sát các loại của Ukraine trên lãnh thổ Nga.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo, hầu hết các UAV của Ukraine đã bị bắn hạ trên lãnh thổ vùng Kursk - 46 chiếc, 34 chiếc trên vùng Bryansk, 28 chiếc trên vùng Voronezh, 14 chiếc trên lãnh thổ vùng Belgorod và 8 chiếc tại Ryazan.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm: “Hai UAV tự sát đã bị bắn hạ trên không phận Moscow, 5 chiếc trên lãnh thổ vùng Kaluga, 4 chiếc trên lãnh thổ vùng Lipetsk, 3 chiếc trên lãnh thổ vùng Tula”.

Trước đó, Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin thông báo hệ thống phòng không Nga đã bắn hạ một máy bay không người lái khác ở quận nội thành Ramensky. Số lượng UAV bị loại bỏ hướng tới thủ đô lên tới 10 chiếc.

Ông Sergei Sobyanin cho biết thêm, UAV tự sát của Ukraine cũng bị bắn hạ tại khu vực Nhà máy lọc dầu Moscow (MNPZ). Ông Sobyanin nói rõ: “Không có thiệt hại hay thương vong, không có mối đe dọa nào đối với hoạt động của Nhà máy lọc dầu Moscow”. Thị trưởng Moscow cho biết, cơ quan chức năng đang có mặt tại vị trí UAV rơi để hạn chế các nguy cơ có thể xảy ra.

Kim Ngân

Theo: Báo Công Thương