Chiến sự Nga-Ukraine 15/6/2024: Nga chuyển chiến tuyến về Kharkiv; NATO và Ukraine đang bỏ lỡ cơ hội chấm dứt khủng hoảng

(Banker.vn) Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/6/2024: Nga chuyển chiến tuyến về hướng Kharkiv; NATO và Ukraine đang bỏ lỡ cơ hội chấm dứt khủng hoảng.
Chiến sự Nga-Ukraine 12/6/2024: Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ nêu lí do Washington không muốn đàm phán về Ukraine Chiến sự Nga-Ukraine 13/6/2024: Kết quả bầu cử Nghị viện châu Âu cho thấy sự ủng hộ cho Ukraine đang suy yếu Chiến sự Nga-Ukraine ngày 14/6/2024: Kết quả xung đột ở Ukraine sẽ quyết định hệ thống an ninh trong nhiều thập kỷn

Một số diễn biến liên quan

Nga chuyển chiến tuyến về hướng Kharkiv. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga đang lùi tiền tuyến về hướng Kharkiv để giảm bớt các cuộc tập kích vào Belgorod và các khu vực đông dân cư khác.

Bây giờ chúng tôi đơn giản bị buộc phải đẩy lùi chiến tuyến về phía Kharkiv để thực sự giảm bớt các cuộc tấn công vào Belgorod và các khu vực đông dân cư khác”, ông Putin nói.

Quân đội Nga trước đó thông báo, cánh quân Bắc bắt đầu tham chiến trên hướng Belgorod giáp Kharkiv, đánh dấu sự xuất hiện của cánh quân thứ sáu trong chiến dịch tại Ukraine.

Giới chuyên gia nhận định Kharkiv ở đông bắc Ukraine, giáp với Belgorod của Nga, chắc chắn là một mục tiêu trọng yếu mà Moscow nhắm tới. Kharkiv - một trung tâm công nghiệp, văn hóa và chính trị của Ukraine được cho là nằm trong các mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Điện Kremlin.

NATO và Ukraine đang bỏ lỡ cơ hội chấm dứt khủng hoảng. Người đứng đầu ủy ban của Duma Quốc gia về các vấn đề quốc tế Leonid Slutsky cho rằng, NATO và Ukraine vốn đã bác bỏ bản chất hòa bình trong các đề xuất chấm dứt xung đột của Tổng thống Putin, họ đang bỏ lỡ cơ hội thực sự để chấm dứt khủng hoảng.

Tối hậu thư là phù hợp hơn với cái gọi là ‘công thức hòa bình’ mà phương Tây đang thúc đẩy ở Thụy Sĩ. NATO và Ukraine đã bác bỏ bản chất hòa bình trong các đề xuất của ông Putin về các điều khoản chấm dứt xung đột, về cơ bản họ đã đồng ý không cần hòa bình”, ông Slutsky nói.

Theo ông Slutsky, Liên minh do Mỹ dẫn đầu đang rơi vào cuộc đối đầu với Nga, mong muốn đạt được mục tiêu là “thất bại chiến lược” của Moscow.

"Nga sẽ không lặp lại các đề xuất hòa bình hàng trăm lần. Các lực lượng vũ trang Nga có thể đánh đuổi đối phương ra khỏi Donbass cũng như đạt được các mục tiêu của Quân khu phía Bắc”, ông Slutsky chỉ ra.

Ông Putin tiết lộ số quân tham gia xung đột Ukraine. Tổng thống Vladimir Putin cho biết, khoảng 700.000 binh sĩ Nga đang tham gia cuộc xung đột của nước này với Ukraine. Con số trên đã tăng gần 100.000 so với ước tính trước đó của ông hồi tháng 12/2023.

Người đứng đầu nước Nga đưa ra ước tính mới nhất trong cuộc gặp với các cựu chiến binh tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt. Tuyên bố trước các cựu binh, ông Putin nói: "Chúng tôi yêu tất cả các bạn và coi các bạn như một phần của gia đình".

Cuối năm ngoái, Tổng thống Putin ước tính số người tham gia chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine vào khoảng 617.000 người.

Ukraine bác bỏ đề xuất hòa bình của Nga. Ông Mykhailo Podolyak, trợ lý của Tổng thống Ukraine, đã bác bỏ sáng kiến hòa bình mà Tổng thống Putin nêu ra, cho rằng nó không thực tế.

Ông Podolyak viết trên mạng xã hội X rằng, ông Putin "không đưa ra đề xuất hòa bình thực sự" và thể hiện không muốn kết thúc xung đột. Trợ lý của Tổng thống Ukraine lập luận, kế hoạch của Tổng thống Putin tập trung vào việc Kiev từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền và khiến nước này “không được bảo vệ” bằng cách không gia nhập NATO.

Theo ông Podolyak, Nga sẽ tiếp tục cuộc xung đột theo "các hình thức mới" nếu Kiev chấp nhận bất kỳ điểm nào của đề xuất.

Nga-Ukraine
Nga nói chuyển chiến tuyến về hướng Kharkiv. Ảnh: RIA Novosti

NATO định lập nhiều căn cứ sát Ukraine. Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiết lộ, NATO đang có kế hoạch thiết lập 3 căn cứ quân sự lớn tại Đông Âu để phối hợp cung cấp vũ khí cho Ukraine song Hungary không tham gia.

Theo ông Orban, khối quân sự do Mỹ lãnh đạo đang tìm cách giúp Ukraine bằng cách thiết lập cái gọi là sứ mệnh Ukraine của NATO. "Điều này có nghĩa là NATO sẽ điều phối việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Vì mục đích đó, họ sẽ lập ra 3 căn cứ lớn".

Thủ tướng Hungary bày tỏ lo ngại nếu các căn cứ đó được xây dựng ở Ba Lan, Slovakia, Romania và các nước láng giềng khác của Ukraine, chúng sẽ trở thành mục tiêu quân sự. Tuy nhiên, ông Orban nhấn mạnh, Hungary - cũng giáp với Ukraine, sẽ không tham gia vào nỗ lực này và không muốn trở thành mục tiêu quân sự của Nga. "Chúng tôi không bỏ ra một xu nào. Chúng tôi không mở cửa lãnh thổ của mình... Nếu có hành động nào bên ngoài Ukraine, Hungary sẽ không tham gia".

Theo ông Orban, không giống như Ba Lan và Romania - hai nước có thể tham gia chiến đấu, Slovakia tỏ ra thận trọng còn Hungary sẽ thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh vì ở gần khu vực chiến sự.

NATO bác điều kiện ngừng bắn của Nga. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng, điều kiện ngừng bắn mà Tổng thống Putin vừa đưa ra chỉ có lợi cho Nga.

Đề xuất này có nghĩa là Nga đạt được các mục tiêu chiến tranh bằng cách hy vọng rằng Ukraine sẽ từ bỏ nhiều lãnh thổ hơn so với những gì Nga có thể kiểm soát cho đến nay”, ông Stoltenberg nói.

Người đứng đầu NATO cho rằng, đề xuất này nhằm mục đích “gây hấn” và chứng tỏ rằng “mục tiêu của Nga là kiểm soát Ukraine”.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương