Chiến sự Nga-Ukraine 10/6/2024: Hòa bình ở Ukraine phụ thuộc vào cuộc bầu cử ở EU và Mỹ?

(Banker.vn) Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/6/2024: Hòa bình ở Ukraine phụ thuộc vào cuộc bầu cử ở EU và Mỹ; Nga giành thêm lợi thế ở Kharkiv.
Chiến sự Nga-Ukraine 7/6/2024: Mỹ cam kết ngăn chặn xung đột toàn cầu; người Đức lo ngại chiến sự leo thang Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/6/2024: Mỹ can dự vào xung đột Ukraine sẽ là ‘thảm họa’ cho châu Âu Chiến sự Nga-Ukraine ngày 9/6/2024: Mỹ phạm sai lầm bi thảm và tốn kém ở Ukraine; NATO vượt qua ranh giới đỏ

Hòa bình ở Ukraine phụ thuộc vào cuộc bầu cử ở EU và Mỹ. Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng, sẽ có thể tin tưởng vào việc giải quyết xung đột ở Ukraine nếu các lực lượng yêu chuộng hòa bình giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu và bầu cử Tổng thống Mỹ.

Chủ đề chính của cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu hiện nay ở tất cả các nước EU là vấn đề chiến tranh và hòa bình”, ông Orban nói.

Thủ tướng Hungary lưu ý: “Nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi bây giờ là giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào Nghị viện châu Âu”.

Ông Orban nói, ông đã theo dõi chặt chẽ các chiến dịch bầu cử ở Pháp, Đức, Italia và các nước EU khác và ở đâu ông cũng thấy vấn đề chiến tranh và hòa bình đã được đặt lên hàng đầu.

Đây hiện là vấn đề toàn châu Âu. Vì vậy, có thể hiểu chiến dịch bầu cử ở các nước châu Âu là một chiến dịch về vấn đề chiến tranh và hòa bình”, ông Orban nhấn mạnh.

Nga tuyên bố giành thêm lợi thế ở Kharkiv. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, nhóm chiến đấu phía bắc của nước này đã cải thiện được các vị trí và giành thêm lợi thế ở khu vực tiền tuyến Kharkiv, đông bắc Ukraine.

Các đơn vị thuộc nhóm chiến đấu phía bắc đã đánh bại binh lính và khí tài của lữ đoàn tấn công đường không số 82, các lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ số 120, 125 và 127 của Ukraine gần Volchansk, Sinelnikovo, Zhovtnevoye, Neskuchnoye, Ternovaya và Izbitskoye thuộc vùng Kharkiv”, phía Nga thông báo.

Bộ Quốc phòng Nga cũng khẳng định đã đẩy lùi các cuộc phản kích của lữ đoàn vệ binh quốc gia số 13, lữ đoàn thủy quân lục chiến số 36, lữ đoàn Jaeger số 71 và lữ đoàn an ninh số 101 của Bộ Tổng tham mưu Ukraine.

Theo quân đội Nga, Kiev đã mất tới 225 quân nhân, 7 phương tiện và một khẩu lựu pháo D20 152 mm trong các cuộc giao tranh 24 giờ qua ở Kharkiv. Ba kho đạn dược dã chiến của các lực lượng Ukraine cũng bị phá hủy.

Đức không ủng hộ ý tưởng cử giảng viên quân sự sang Ukraine. Theo tờ Welt am Sonntag, Chính phủ Đức không ủng hộ ý tưởng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc thành lập liên minh trong EU để cùng cử giảng viên quân sự đến Ukraine.

Được biết, tuần trước Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Pháp, tướng Thierry Burckhardt đã gửi thư tới Mỹ và khoảng 10 nước châu Âu, trong đó có Anh, Ba Lan, Hà Lan, 3 nước vùng Baltic, Đan Mạch và Thụy Điển, trong đó ông đã mời các chính phủ tham gia vào nhiệm vụ huấn luyện ở Ukraine với tư cách là một phần của liên minh đa quốc gia.

Đồng thời, Paris phớt lờ chính phủ Đức, khi Bộ Quốc phòng Đức không nhận được thư mời. Liên minh cầm quyền ở Đức lưu ý, họ đã nhiều lần nói rõ trong những tuần gần đây rằng quân đội Đức sẽ không tham gia sứ mệnh huấn luyện ở Ukraine.

Tổng thống Macron đang cố gắng thực hiện nhiệm vụ huấn luyện dưới sự bảo trợ của sứ mệnh hỗ trợ quân sự hiện có của EU để hỗ trợ Ukraine. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao EU cho biết đã có sự phản đối ý tưởng của Paris tại Brussels. Hầu hết các nước EU sẽ phản đối việc huấn luyện tại Ukraine.

Trong đó chính phủ Đức, Italia và Tây Ban Nha lo ngại, việc đào tạo quân đội tại Ukraine có thể gây ra nguy cơ leo thang đáng kể và kéo phương Tây vào sâu hơn cuộc xung đột ở Ukraine.

Chiến sự Nga-Ukraine 10/6/2024: Hòa bình ở Ukraine phụ thuộc vào cuộc bầu cử ở EU và Mỹ?
Nga tuyên bố giành thêm lợi thế ở Kharkiv. Ảnh: RIA Novosti

Hungary nêu lí do “bất ngờ” phương Tây muốn Ukraine thắng. Thủ tướng Hungary Viktor Orban cáo buộc phương Tây muốn Ukraine giành chiến thắng trong cuộc xung đột với Nga để có thể hưởng lợi từ các tài nguyên của Ukraine.

Mới đây, ông Orban đã nhận định về lí do đằng sau sự can dự của NATO vào cuộc xung đột ở Ukraine, vốn ngày càng trở nên rõ ràng hơn trong những tháng gần đây bằng nhiều gói viện trợ, cung cấp vũ khí và các cuộc thảo luận về việc cử quân đội phương Tây đến trợ giúp Kiev trên thực địa.

Thủ tướng Hungary tin rằng, NATO coi Ukraine là “nguồn thu tiềm năng khổng lồ” mà họ sẽ có thể kiểm soát khi quân Nga không còn hiện diện ở đó. Ông Orban tuyên bố, quá trình giành ảnh hưởng của phương Tây đối với Ukraine đã bắt đầu với việc thảo luận về các khoản vay cho nỗ lực quân sự và tái thiết của quốc gia Đông Âu này.

Theo Thủ tướng Orban, bản thân cuộc xung đột cũng trở thành nguồn thu béo bở cho các nhà sản xuất vũ khí, chủ nợ, … nên đây cũng là lí do khiến phương Tây muốn kéo dài giao tranh.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương