Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/2/2024: Israel nới lỏng lệnh phong tỏa, cho phép viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza

(Banker.vn) Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/2/2024: Israel nới lỏng lệnh phong tỏa, cho phép viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza sau khi thay đổi đơn vị phân phối hàng hóa.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 21/2/2024: Vì sao chưa ngừng bắn ở Dải Gaza? Chiến sự Israel – Hamas ngày 22/2/2024: Israel được cảnh báo không nên tấn công TP.Rafah Chiến sự Israel-Hamas 23/2/2024: Quá trình đàm phán hòa bình có tín hiệu tốt; Israel bắn hạ tên lửa đạn đạo Houthi

Tờ Times of Israel đăng tải, Chính quyền Israel đã đồng ý cho phép vận chuyển bột mì và các nhu yếu phẩm cần thiết vào Dải Gaza sau khi chặn nguồn cung cấp trong hơn một tháng.

Cụ thể, các chuyến hàng viện trợ nhân đạo mới của Chương trình Lương thực Thế giới Liên hợp quốc (WFP), chứ không phải bởi Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên hợp quốc cho người tị nạn Palestine ở Cận Đông (UNRWA), như trước đây. Khối lượng vận chuyển đủ để nuôi sống 1,5 triệu cư dân trong khu vực này trong 5 tháng tới

Theo một quan chức Mỹ giấu tên, sau khi các bên thống nhất quan điểm, việc cung cấp bột mì vào Dải Gaza có thể được thực hiện ngay lập tức.

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/2/2024: Israel nới lỏng lệnh phong tỏa, cho phép viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza
Israel đã nới lỏng lệnh phong tỏa để cho phép chuyển hàng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza. Ảnh: Reuters

Việc chuyển bột mì đến Dải Gaza đã bị chặn sau khi nơi được nhận là UNRWA. Israel cáo buộc các quan chức UNRWA hỗ trợ Hamas. Hành động của Israel khiến có thể xảy ra thảm họa nhân đạo tại dải đất này.

Liên quan tới cuộc xung đột, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trình bày kế hoạch giải quyết vấn đề hậu chiến tại Dải Gaza.

Theo đó, Tel Aviv sẽ theo đuổi việc phi quân sự hóa và “phi cực đoan hóa” Dải Gaza. Các đơn vị an ninh chỉ được vũ trang tối thiểu để duy trì kiểm soát dải đất. Đề xuất của Thủ tướng Israel đã được đưa nội các chiến tranh của nước này và tiếp tục được thảo luận.

Cùng với đó, Thủ tướng Benjamin Netanyahu khẳng định, lực lượng phòng vệ Israel (IDF) sẽ tiếp tục chiến đấu cho tới khi hoàn thành tất cả các mục tiêu. Trong đó có triệt hạ hoàn toàn khả năng quân sự của phong trào Hamas và Thánh chiến Hồi giáo ở Dải Gaza; đưa con tin trở về nhà.

Thủ tướng Israel đưa ra ý tưởng tổ chức “hàng rào phía nam” ở khu vực biên giới với Ai Cập. Cách tiếp cận này sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của hàng lậu.

Trước đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đã nói về sự cần thiết phải giải quyết nhanh chóng cuộc xung đột ở Dải Gaza. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế nên tham gia tích cực hơn vào việc giải quyết vấn đề Palestine.

Trong khi đó, Mỹ tỏ ra không đồng tình với một số điểm trong kế hoạch cho Dải Gaza hậu chiến được Thủ tướng Israel Netanyahu công bố.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết Washington đã "luôn nói rõ với những người đồng cấp Israel" về những gì cần thiết ở Dải Gaza sau khi xung đột chấm dứt.

"Người dân Palestine cần có tiếng nói và quyền bỏ phiếu để Chính quyền Palestine được hồi sinh. Chúng tôi không tin vào việc giảm dân số của Dải Gaza. Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ sự di cư cưỡng bức nào của người Palestine ra bên ngoài Dải Gaza và tất nhiên, chúng tôi không muốn thấy dải đất này bị thống trị, kiểm soát hay điều hành bởi Hamas", ông John Kirby nói.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu mới đây gửi nội các kế hoạch cho Dải Gaza sau chiến sự, trong đó đề xuất quân đội Israel tiếp tục có quyền hoạt động "tự do vô hạn" ở khu vực.

Thủ tướng Israel duy trì kiểm soát an ninh "trên toàn bộ vùng đất phía tây Jordan" gồm cả đất liền, vùng biển và vùng trời nhằm ngăn chặn mối đe dọa ở cả khu vực Bờ Tây và Dải Gaza.

Israel muốn thành lập chính quyền dân sự tại khu vực, được điều hành bởi "quan chức địa phương có kinh nghiệm quản trị hành chính" và không được liên kết với "mối nguy cơ" có thể tấn công Israel.

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/2/2024: Israel nới lỏng lệnh phong tỏa, cho phép viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza
Kế hoạch hậu chiến tại Dải Gaza của Israel đang vấp phải sự phản đối từ cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ. Ảnh: AP

Khi được hỏi về kế hoạch trên khi tới thăm Argentina, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết ông sẽ "bảo lưu đánh giá" các kịch bản cho đến khi xem tất cả các chi tiết và khẳng định Washington phản đối bất kỳ hành động chiếm đóng nào ở Dải Gaza sau xung đột.

"Gaza không thể là nền tảng cho chủ nghĩa khủng bố. Israel không nên tái chiếm Dải Gaza. Không nên giảm quy mô lãnh thổ người Palestine ở Dải Gaza", Ngoại trưởng Mỹ nói.

Tel Aviv phản đối mọi nỗ lực "đơn phương thừa nhận" chính quyền Palestine, cho rằng vấn đề Palestine chỉ có thể được giải quyết qua đàm phán trực tiếp giữa Israel và Palestine.

Chính quyền Palestine ở Bờ Tây do Tổng thống Mahmud Abbas đứng đầu đã bác bỏ đề xuất từ Thủ tướng Netanyahu, nhấn mạnh tương lai duy nhất của Dải Gaza là một phần nhà nước Palestine độc lập.

Kim Ngân

Theo: Báo Công Thương