Chỉ số giáo dục "nhảy vọt", CPI tháng 9 tăng tiếp tục tăng so với tháng trước

(Banker.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng ( CPI ) tháng 9 tiếp tục "nhảy vọt" so với tháng trước, nguyên nhân là do đà tăng của chi phí giáo dục.

Trong 9 tháng năm 2023, thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Trước bối cảnh đó, Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước kiểm soát tốt lạm phát khi CPI tháng 9/2023 tăng 3,66% so với tháng 9/2022.

So với tháng trước, CPI tháng 9/2023 tăng 1,08% (khu vực thành thị tăng 1,25%; khu vực nông thôn tăng 0,89%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước, riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,23%.

Chỉ số giáo dục
Tốc độ tăng giảm CPI so với tháng trước. Nguồn: Tổng cục Thống kê

Đánh giá tổng quan, chỉ số Giáo dục là yếu tốt tăng mạnh nhất trong các nhóm. Chỉ số giá nhóm giáo dục tháng Chín tăng 8,06% so với tháng trước, trong đó dịch vụ giáo dục tăng 8,99%, nguyên nhân là do một số địa phương thực hiện tăng học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Một số trường đại học công lập, dân lập, tư thục cũng tăng học phí năm học 2023-2024 để đảm bảo thu chi thường xuyên. Bên cạnh đó, giá văn phòng phẩm tháng 9/2023 tăng 1,26% so với tháng trước, trong đó giá sách giáo khoa tăng 2,24%; giá vở, giấy viết các loại tăng 0,72%; giá bút viết các loại tăng 0,54%; giá văn phòng phẩm và đồ dùng học tập khác tăng 0,35%.

So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 9/2023 tăng 3,66%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính, có 10 nhóm tăng giá, riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm giá.

Chỉ số giáo dục
Tốc độ tăng trưởng của chỉ số CPI so với cùng kì năm trước. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng là nhóm có chỉ số giá tháng 9/2023 so với cùng kỳ năm trước tăng cao nhất với 7,33%, làm CPI tăng 1,38 điểm phần trăm do giá vật liệu xây dựng và giá nhà ở thuê tăng.

Nhóm giáo dục tăng 7,25% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI tăng 0,45 điểm phần trăm, nguyên nhân do một số địa phương tăng học phí trường công lập năm học 2023-2024 theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Đồng thời, các trường dân lập và tư thục cũng tăng học phí để bù đắp chi phí hoạt động thường xuyên, nâng cao chất lượng đào tạo.

Nhóm giao thông tháng 9/2023 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,31 điểm phần trăm, trong đó giá xăng dầu tăng 5,64% do từ tháng 9/2022 đến nay giá xăng A95 tăng 3.010 đồng/lít; xăng E5 tăng 2.410 đồng/lít và dầu diezen tăng 1.060 đồng/lít.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,04% làm CPI tăng 0,08 điểm phần trăm, do chi phí đầu vào sản xuất tăng.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,87%, tác động làm CPI chung tăng 0,98 điểm phần trăm, trong đó nhóm lương thực tăng 10,49%; thực phẩm tăng 1,17%; ăn uống ngoài gia đình tăng 4%.

Bên cạnh đó, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,06%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,79%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,37%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,58%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 5,93%.

Ở chiều ngược lại, chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,29% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại cố định và di động giảm.

Tự doanh bán ròng gần 800 tỷ đồng phiên 28/9, xả mạnh nhất cổ phiếu MWG

Phiên giao dịch ngày 28/9, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán ghi nhận bán ròng 770 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Cổ phiếu Vinfast "ngừng rơi", chứng khoán Mỹ bắt đầu hồi phục

Sự su yếu của lãi suất trái phiếu kho bạc là nguyên nhân chính giúp chỉ số DowJones tiếp tục hồi phục trong phiên giao ...

Chủ tịch HĐQT DGW trở thành cổ đông lớn của Công ty CP Công trình Viettel

Theo thông tin từ Công ty CP Công trình Viettel (Viettel Constructions - HOSE: CTR), Chủ tịch DGW - ông Đoàn Hồng Việt đã trở ...

Góc nhìn đa chiều

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán