Chi phí phình to, Vinafood1 có hoàn thành kế hoạch cả năm?

(Banker.vn) Năm 2024, Tổng Công ty lương thực miền Bắc (Vinafood1) đặt chỉ tiêu doanh thu của công ty mẹ là 10.560 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế là 276 và 213 tỷ đồng. Tuy nhiên, siêu bão Yagi gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp toàn miền Bắc, đặc biệt là hàng vạn ha lúa của vụ hè thu đang ngập úng.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2024, Vinafood1 có doanh thu của công ty mẹ tăng tới 91% so với cùng kỳ (9.000 tỷ đồng so với 4.694 tỷ đồng). Tính riêng về doanh thu, Công ty đã đạt gần 90% so với chỉ tiêu cả năm. Tuy nhiên, các chỉ số còn lại đều giảm sâu so với cùng kỳ.

Theo đó, lợi nhuận gộp công ty mẹ đạt trên 893 tỷ đồng nhưng do các chi phí về tài chính, trong đó có phi lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng đều phình to đã làm co lại các chỉ tiêu về lợi nhuận. Đáng kể nhất là áp lực từ chi phí quản lý doanh nghiệp. Theo đó, kết thúc quý 2/2023, con số này chỉ ở mức 37,7 tỷ đồng thì tại thời điểm ngày 30/6/2024 đã tăng “không kiểm soát” lên đến 674,9 tỷ đồng, qua đó khoét sâu vào lợi nhuận trước thuế (LNTT) và sau thuế (LNST) của Vinafood1…

Chỉ số ấn tượng nhất của Vinafood1 đến từ doanh thu hoạt động tài chính với con số 458 tỷ đồng, tăng 100% so với cùng kỳ, tuy nhiên khoản thu này cũng không gánh nổi áp lực từ chi phí quản lý doanh nghiệp tạo ra.

Dữ liệu cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, Vinafood1 đạt LNTT và LNST lần lượt là 156,4 tỷ đồng và 128,5 tỷ đồng. Điểm nhấn là LNST gần như tương đương so với kết thúc quý 2/2023 với 128,1 tỷ đồng. Như vậy, còn khoảng 85 tỷ đồng LNST còn lại là chỉ tiêu mà Vinafood1 phải hoàn thành trong 6 tháng cuối năm, để đạt kế hoạch cả năm đề ra. Như đã đề cập, việc bão Yagi gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp toàn miền Bắc thì việc công ty mẹ Vinafood1 có cán đích hay không vẫn là ẩn số. Bên cạnh đó, tình hình thời tiết vẫn còn những biến phức tạp, ví như mưa, lũ vẫn đang hoành hành tại miền Bắc và bão Yagi có thể vẫn chưa phải là cơn bão cuối cùng nên các khó khăn sẽ là không ít!?

Theo báo cáo tài chính công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2024, Vinafood có tổng nguồn vốn 14.814 tỷ đồng. Tổng nợ phải phải trả là 7.804 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tới 4.818 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nợ ngắn hạn phải trả thì vay và nợ thuê tài chính cùng với phải trả ngắn hạn khác chiếm phần lớn tỷ lệ với các con số lần lượt là 2.807 tỷ đồng và và 1.191 tỷ đồng.

Trên phương diện báo cáo tài chính hợp nhất, Vinafood1 vẫn có kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng.

Theo đó, các chỉ số quan trọng như lợi nhuận thuần, LNTT, LNST đều tăng khoảng gấp đôi so với cùng kỳ. Cụ thể, các số liệu lần lượt là 184,5 tỷ đồng, 179,7 tỷ đồng và 145,6 tỷ đồng. Tăng tương ứng với 104%, 92% và 93%. Các con số cụ thể của kỳ trước là 90, 93 và 75 tỷ đồng.

Chi phí phình to, Vinafood1 có hoàn thành kế hoạch cả năm?

Công ty mẹ Vinafood1 còn khoảng 85 tỷ đồng để hoàn thành kế hoạch LNST cả năm 2024

ảnh: Vinafood1.com.vn

Đến đây xuất hiện điểm đáng chú ý. Theo đó, LNST công ty mẹ của kết thúc 6 tháng đầu năm 2023 là 128,1 tỷ đồng, trong khi đó LNST hợp nhất của cùng kỳ 75 tỷ đồng. Điều này cho thấy các công ty con của Vinafood có hoạt động sản xuất kinh doanh vào thời điểm đó rất ảm đạm, thậm chí là thua lỗ? Vinafood không phải là doanh nghiệp niêm yết nên truyền thông khó tiếp cận với thông tin giải trình từ phía DN.

Được biết Tổng công ty Lương thực miền Bắc là DN 100% vốn Nhà nước, đại diện chủ sở hữu là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN. Chủ tịch HĐTV của Công ty là bà Bùi Thị Thanh Tâm. Công ty có vốn điều lệ 4.359 tỷ đồng.

Các công ty con của Vinafood1 bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Muối Việt Nam; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lương thực Lương Yên; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bột mỳ Vinafood1; Công ty CP Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội; Công ty CP Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà; Công ty CP Phân phối - Bán lẻ VNF1; Công ty CP Lương thực Hà Sơn Bình; Công ty CP Lương thực Đông Bắc; Công ty CP Lương thực Hà Bắc; Công ty CP Lương thực Cao Lạng; Công ty CP Lương thực Hà Giang; Công ty CP Lương thực Điện Biên; Công ty CP Lương thực Sơn La; Công ty CP Lương thực Yên Bái; Công ty CP Lương thực Tuyên Quang; Công ty CP Lương thực Thái Nguyên; Công ty CP Lương thực Nam Định; Công ty CP Lương thực Sông Hồng; Công ty CP Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh; Công ty CP Lương thực Thanh Hóa; Công ty CP Lương thực Hà Tĩnh; Công ty CP Muối và Thương mại Hà Tĩnh; Công ty CP Lương thực Bình Trị Thiên; Công ty TNHH Phương Đông.

Kế hoạch lợi nhuận phân hóa, thị phần xáo trộn tại các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Theo khảo sát tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đứng top đầu về thị phân cho thấy, triển vọng tăng trưởng trong ...

Bảo hiểm BIDV (BIC) hoàn thành 60% kế hoạch năm sau 6 tháng

Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024, ông Trần Hoài An - Ủy viên Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tổng ...

Chỉ thực hiện vỏn vẹn 7% kế hoạch doanh thu sau 6 tháng, Nam Long (NLG) muốn huy động 950 tỷ đồng trái phiếu ngay quý 3

Tài sản đảm bảo của lô trái phiếu này là gồm 34 triệu cổ phần của Nam Long tại Công ty CP Southgate. Ngoài ra, ...

Chỉ thực hiện vỏn vẹn 3,6% kế hoạch lợi nhuận sau nửa năm, “vua tôm” Minh Phú (MPC) khiến giới đầu tư thất vọng

Vừa lỗ kỷ lục năm 2023, Thủy Sản Minh Phú lại lên kế hoạch kinh doanh 2024 với mục tiêu lợi nhuận cao kỷ lục, ...

Lợi nhuận giảm sâu trong 6 tháng, Kinh Bắc (KBC) liệu có "vỡ" kế hoạch cả năm?

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, KBC ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 191,21 tỷ đồng, giảm 90,8% so với cùng kỳ, qua ...

Bùi Quý

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán