Chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng 3 tháng đầu năm ra sao?

(Banker.vn) Quý I/2022, theo thống kê từ báo cáo tài chính của 27 ngân hàng trong nước, tổng chi phí dự phòng rủi ro trong nửa đầu năm đạt 25.415 tỷ đồng, tăng đến 19% so với cùng kì năm trước.

Cụ thể, 10 ngân hàng có chi phí dự phòng rủi ro lớn nhất gồm: BIDV, VietinBank, VPBank, Vietcombank, MB, TPBank, Sacombank, HDBank, SHB và OCB. Tổng chi phí dự phòng của các ngân hàng này đạt 23.386 tỷ đồng, chiếm 92% tổng trích lập của 27 nhà băng được thống kê.

Trong đó, BIDV là ngân hàng có chi phí dự phòng rủi ro lớn nhất 9 tháng đầu năm với 7.291 tỷ đồng, tương đương tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ.

Tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2022, ban lãnh đạo ngân hàng cho biết ngân hàng đã trích lập đầy đủ các khoản nợ theo quy định của NHNN và Chính phủ theo Thông tư 01 trước hai năm.

Năm 2022, số trích lập theo kế hoạch của ngân hàng là 23.000 tỷ đồng trong điều kiện dịch COVID-19 được kiểm soát bình thường. Nếu dịch được kiểm soát tốt hơn thì số trích lập sẽ giảm về mức thấp hơn.

Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng là VietinBank với hơn 4.400 tỷ đồng trích lập, cao gấp ba lần cùng kỳ năm trước (chiếm 44% lợi nhuận thuần), nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên 197,3%, cao hơn mức 180% vào ngày 31/12/2021.

Tiếp đến là VPBank đứng thứ 3 về chi dự phòng với 4.132 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ. Báo cáo mới đây của Chứng khoán Vietcombank cho biết tỷ lệ bao phủ nợ xấu của VPBank thuộc nhóm thấp trong hệ thống, đạt 64%. Ngân hàng theo đuổi chiến lược tập trung phân khúc rủi ro cao, bao gồm khách hàng thu nhập thấp, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp SME bị ảnh hưởng bởi dịch.

Xét về con số tương đối, VietinBank là ngân hàng có mức biến động chi phí dự phòng rủi ro cao nhất, tăng lên gấp ba lần cùng kỳ năm trước (tăng 228%).Tính đến hết quý I/2022, VietinBank đã trích lập hơn 4.400 tỷ đồng, nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên 197,3%, cao hơn mức 180% vào ngày 31/12/2021.

Một số ngân hàng khác cũng có chi phí dự phòng tăng mạnh so với cùng kỳ như OCB (127%), SeABank (130%) và Kienlongbank (175%).

Chi phí dự phòng tại các ngân hàng quý I/2022.

Chiều ngược lại, sau ba tháng đầu năm, hệ thống ghi nhận đến 6 ngân hàng giảm chi phí dự phòng so với cùng kỳ. Trong đó, Techcombank là nhà băng giảm chi phí dự phòng mạnh nhất (74%) xuống còn 218 tỷ đồng trong ba tháng đầu năm 2022 từ con số 851 tỷ đồng cùng kỳ 2022.

Các ngân hàng khác cũng giảm mạnh chi phí dự phòng trong ba tháng đầu năm có thể kể đến Eximbank (50%), ABBank (63%), MSB (16%),...

Một số ngân hàng khác thay vì trích lập chi phí dự phòng lại được hoàn nhập trong quý I/2022 như Nam A Bank. ACB, Ngân hàng Bản Việt hay Viet A Bank.

Phương Nga

Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục