Châu Phi dẫn đầu toàn thế giới về lắp đặt kho chứa LNG nổi

(Banker.vn) Trong một thị trường chưa được khám phá nhưng chứa đầy điều kiện thuận lợi, châu Phi đang tự định vị mình như một chủ thể lớn trong ngành công nghiệp LNG nổi.
Kho LNG 1 triệu tấn Thị Vải: Không gì là không thể LNG - Tương lai của ngành năng lượng Việt Nam

Trong những năm gần đây, cải thiện về công nghệ hàng thủy và thời gian xử lý đã đẩy mạnh nhu cầu mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên toàn thế giới. Trong một thị trường chưa được khám phá nhưng chứa đầy điều kiện thuận lợi, châu Phi đang tự định vị mình như một chủ thể lớn trong ngành công nghiệp LNG nổi.

Châu Phi dẫn đầu toàn thế giới về lắp đặt kho chứa LNG nổi
Một dự án LNG nổi ở Nigeria

Theo Westwood Global Energy, châu Phi đang dẫn đầu làn sóng xây dựng cơ sở hóa lỏng khí đốt tự nhiên nổi mới trên khắp thế giới. Hiện nay, khu vực này đã xuất khẩu 40 triệu tấn khí đốt tự nhiên/năm. Dự kiến lục địa ​​sẽ bổ sung 10,2 triệu tấn/năm công suất vào danh mục đầu tư của họ trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2027.

Dự báo trong 5 năm tới, toàn thế giới sẽ đầu tư 13 tỷ USD vào những dự án LNG nổi. Trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2027, châu Phi sẽ chiếm gần 60% tổng công suất LNG bổ sung, tức 18,3 triệu tấn/năm.

Có nhiều doanh nghiệp đã đóng góp vào mức tăng trưởng toàn cầu: Eni, BP và nhiều công ty độc lập ít được biết đến trên thị trường toàn cầu, như UTM Offshore ở Nigeria. Tại thời điểm này, những dự án chuẩn bị đi vào hoạt động nằm ở Mozambique, Nigeria, Senegal, Mauritania và Cộng hòa Congo.

Nguyên nhân thúc đẩy sự tăng trưởng: Các công ty trong khu vực và nhiều doanh nghiệp có liên quan muốn đưa ra giải pháp thay thế nhanh chóng và ít tốn kém nhằm đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ khí đốt của châu Âu. Các nhà đầu tư sẽ “đổ xô” tham gia vào ngành hydrocarbon của châu Phi, giúp lục địa này tiếp tục khai thác nguồn tài nguyên khí đốt còn tương đối nguyên sơ.

Chi phí sản xuất cạnh tranh

Ông Fola Fagbule - Phó chủ tịch Tập đoàn Tài chính Châu Phi (một tổ chức đã giúp tài trợ cho nhiều dự án LNG nổi ở châu Phi), giải thích: “Ở châu Phi, chi phí xây dựng một cơ sở LNG nổi chỉ ngang bằng một phần nhỏ chi phí xây dựng nên một chuỗi (sản xuất LNG) truyền thống”.

Một nhà phân tích đã đưa ra ví dụ minh họa về khả năng tiết kiệm chi phí. Theo họ, chi phí vốn cho cơ sở LNG nổi Golar của Cameroon có thể rơi vào khoảng 550 USD/tấn, so với 900 - 1.100 USD/tấn cho một kho cảng bên bờ Vịnh Mexico của Mỹ. Dữ liệu về chi phí sản xuất đã thêm phần thúc đẩy giới đầu tư chuyển đến châu Phi. Hơn nữa, Westwood hy vọng rằng, sau năm 2027, mức công suất bổ sung của châu Phi sẽ là 36,5 triệu tấn.

Ngọc Duyên

nangluongquocte.petrotimes.vn

Theo: Báo Công Thương