Ông Trịnh Văn Tuấn sinh năm 1965 ở Hòa Bình là cựu Thủ khoa khoa Vô tuyến Điện tử – Đại học Bách khoa Hà Nội, sau đó trở thành nghiên cứu sinh tại viện Bách khoa Warsaw - Ba Lan. Ông sinh sống tại Đông Âu vào những năm đầu của thập niên 90, đúng thời điểm tình hình kinh tế, chính trị diễn ra những chuyển biến sâu sắc. Vì thế, mục tiêu của ông Tuấn cũng dần thay đổi.
Nhận ra khoảng trống lớn trên thị trường, ông khởi nghiệp bằng việc đưa những mặt hàng là vải vóc, quần áo từ Việt Nam sang bán tại Ba Lan. Mới đầu, việc kinh doanh khá khó khăn, hàng hóa chỉ được gửi qua đường bưu điện, sau đó thì tăng dần theo đường hàng không. Bán sỉ mà tiền lời vẫn gấp tới 2-3 lần vốn bỏ ra, sau khi có thêm chút vốn, ông đã đẩy nhanh tốc độ hàng hóa cho vận chuyển bằng container.
Đến trời Âu với hai bàn tay trắng, chỉ sau 3 năm, ông Tuấn đã kiếm được 1 triệu USD đầu tiên trong đời và chia tay giấc mơ nghiên cứu khoa học. Việc kinh doanh thành công, hàng hóa cũng dần trở nên đa dạng hơn, quần áo ngoài sản xuất từ Việt Nam còn nhập từ các nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan đưa vào thị trường của Đông Âu.
Giai đoạn từ năm 1994 - 1996, việc kinh doanh quần áo bùng nổ, ông Tuấn không chỉ nhập hàng từ Việt Nam mà còn từ Thái Lan, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ… để đưa sang nhiều nước Đông Âu khác (Nga, Ukraina, Rumani, …) chứ không riêng Ba Lan. Có những năm cao điểm ông Tuấn đã nhập tới 500 container hàng hóa.
Năm 1999, ông quyết định cho xây trung tâm thương mại rộng 6 ha dành cộng đồng người Việt kinh doanh, đó là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất tại thời điểm đó ở thủ đô Warszawa. Sau khi việc kinh doanh thương mại thành công, ông Tuấn còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như dich vụ, đầu tư, sản xuất (thực phẩm khô), đầu tư bất động sản cả ở Việt Nam và Đông Âu…
Năm 1996, ông Tuấn đã góp vốn thành lập Ngân hàng Thương mại CP Quốc tế (VIB). Trong 6 năm là thành viên HĐQT của nhà băng này, giống như hầu hết những doanh nhân khác, ông Tuấn chỉ chủ yếu kinh doanh tại Đông Âu, 2 – 3 tháng sẽ bay về Việt Nam để họp HĐQT 1 lần. Việc thiếu đi một linh hồn kèm cặp dẫn dắt khiến cho ngân hàng này phát triển rất èo uột.
Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch OCB. Ảnh: Thùy Dung |
Sau nhiều lần họp với các cổ đông sáng lập, thì năm 2002, ông Tuấn đã quyết định gắn bó với VIB trở về Việt nam mặc dù các hoạt động kinh doanh tại Đông Âu vẫn đang tốt. “Người Việt thì phải về Việt Nam. Kiếm tiền ở đâu mà chẳng là kiếm tiền, quan trọng hơn cả là làm nên được cái gì đó cho bản thân, cho gia đình mình và cả xã hội”, ông nói.
Vị đại gia gốc Hòa Bình đã gắn bó với VIB từ những ngày đầu tiên, trực tiếp tham gia vào HĐQT trong 5 khóa đầu tiên, trong đó đã có có 6 năm làm Chủ tịch. Đến Đại hội cổ đông lần thứ 12 vào năm 2008 của NH VIB, ông Tuấn được tín nhiệm tiếp tục được bầu vào HĐQT khóa V nhưng lúc đó ông không còn là Chủ tịch HĐQT nữa mà nhường lại vị trí cho TGĐ Hàn Ngọc Vũ thay thế.
Từ ngân hàng nhỏ không có vị thế, VIB đã lột xác và trở thành một trong các ngân hàng TMCP tư nhân có tiếng. Những hoạt động kinh doanh ở Ba Lan cũng giảm dần theo thời gian, ông quyết định bán lại tài sản cho đối tác của mình. Ông cho biết: “Quan điểm của tôi là làm cái gì thì cũng phải thật tập trung. Nếu không thì mức cạnh tranh cũng xuống thấp, đến một mức nào đó thì buộc phải cắt bỏ.”
Năm 2010, duyên nợ của VIB với ông Trịnh Văn Tuấn đã chấm dứt. Ông lập gia đình cùng với bạn gái học cùng khóa, họ đã chọn sống tại TP.HCM nhưng trụ sở của VIB lại đặt ở thủ đô Hà Nội. Trong 8 năm gắn bó với VIB, ông Tuấn phải bay đi bay về Hà Nội – TP.HCM.
Sự mệt mỏi liên tục cùng với việc khác biệt về quan điểm với các cổ đông lớn khác về định hướng phát triển ngân hàng, ông Trịnh Tuấn quyết định thôi giữ vai trò điều hành tại nhà băng này, bất chấp cả việc ông đã từng sở hữu tới 23% cổ phần (tại thời điểm đó quy định cho phép). Số cổ phần đó của ông Tuấn được bán rải rác và số nhiều là được thoái trong giai đoạn 2 năm 2017 và 2018 khi VIB giao dịch ở trên sàn UPCoM.
Cái duyện với tài chính ngân hàng vẫn chưa hết, ông tiếp tục tham gia điều hành ngân hàng OCB. Lần này lại cũng không hề dễ dàng. Giải thích lý do chọn OCB, ông Tuấn nói: "Thứ nhất là trụ sở gần nhà, vì gia đình tôi ở Sài Gòn. Thứ hai, đây là một ngân hàng nhỏ nhưng trong sạch. Thứ ba, mô hình quản trị của OCB mang nặng tính Nhà nước, thiếu người tập trung dẫn dắt nên chậm chạp, chỉ cần thay đổi cách quản lý là chắc chắn sẽ có thành quả".
Ngoài việc phải chèo lái đưa ngân hàng vượt qua cơn khủng hoảng hệ thống, xây dựng được nền móng vững chắc thì mới có thể tạo đà để phát triển. Ông Tuấn cũng phải giải quyết các bài toán khó phát sinh thêm, trong đó bao gồm cả vấn đề về cổ đông chiến lược.
Ông lần lượt đi lên các chức vụ Phó Chủ tịch ngân hàng năm 2011. Đến năm 2012, ông Tuấn chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT chức vụ cao nhất tại OCB cho tới thời điểm hiện tại. Ông Trịnh Văn Tuấn đang nắm giữ 60,7 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 4,43% vốn.
OCB ở dưới thời Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn mặc dù chưa phải ngân hàng cỡ "khủng" nhưng cũng đã được đánh giá là có hoạt động hiệu quả tốt nhất trong những năm gần đây.
OCB chính thức được niêm yết ngày 28/1/2021 ở trên sàn chứng khoán HOSE. Với giá khởi điểm là 22.900 đồng, tương ứng mức vốn hóa trên thị trường của ngân hàng rơi vào khoảng 25.000 tỷ đồng. |
Quý I/2023 vừa qua, OCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 983 tỷ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý đầu năm, thu nhập lãi thuần của OCB tăng trưởng gần 5% đạt 1.750 tỷ đồng. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và chứng khoán đầu tư tăng lần lượt 276% và 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở chiều ngược lại, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm gần 4% xuống còn 123 tỷ đồng. Mảng chứng khoán kinh doanh và hoạt động kinh doanh khác cũng ghi nhận lãi thuần giảm lần lượt 99% và 32% so với quý I/2022.
Ngân hàng cũng giảm 21% chi phí dự phòng rủi ro so với cùng kỳ năm ngoái, từ 434 tỷ đồng xuống còn 342 tỷ đồng.
Tính tới 31/3/2023, tổng tài sản của OCB đạt hơn 199.100 tỷ đồng, tăng 2,7% so với đầu năm. Trong đó cho vay khách hàng tăng 1,8%; dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tăng hơn 19%. Huy động vốn khách hàng tăng 3,3%.
Trong năm 2023, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 36,7% so với năm trước; ROE đạt 17,14%; CAR tối thiểu đạt 10%.
Người nhà lãnh đạo OCB không bán hết lượng cổ phiếu đã đăng ký Theo thông tin từ Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), bà Nguyễn Việt Triều - vợ ông Ngô Hà Bắc, Thành viên HĐQT ngân hàng ... |
Vợ lãnh đạo OCB đăng ký bán 500.000 cổ phiếu ngân hàng Theo thông tin từ Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), bà Nguyễn Việt Triều, vợ ông Ngô Hà Bắc, Thành viên HĐQT của ngân hàng ... |
OCB dự kiến phát hành 26.000 tỷ trái phiếu riêng lẻ Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố nghị quyết Hội đồng Quản trị về việc chào bán và phát hành trái phiếu riêng ... |
Thùy Dung
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|