Chậm nộp báo cáo tài chính, cổ phiếu NVL bị đưa vào diện cảnh báo

(Banker.vn) Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) công bố quyết định chuyển cổ phiếu NVL của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) vào diện cảnh báo do doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2022.
Chậm nộp báo cáo tài chính, cổ phiếu NVL bị đưa vào diện cảnh báo

Theo đó, cổ phiếu NVL vào diện cảnh báo kể từ ngày 25/4/2023 vì chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 quá 15 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 37 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31 tháng 03 năm 2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 17/4, Novaland đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022.

Cụ thể, Novaland ghi nhận Tổng doanh thu hợp nhất gần 11.151 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2021, chỉ đạt hơn 30% mục tiêu đề ra và gần 2.182 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế hợp nhất, giảm 36,85% so với cùng kỳ năm 2021 và chỉ đạt hơn 33% mục tiêu đề ra. Tổng Doanh thu hợp nhất bao gồm doanh thu từ bán hàng và thu phí cung cấp dịch vụ.

So với báo cáo tự lập, doanh thu không thay đổi nhiều, lợi nhuận sau thuế giảm 111 tỷ đồng.

Novaland đang ở trong quá trình tái cấu trúc toàn diện, thay đổi mô hình hoạt động và cơ cấu lại tổ chức; song song đó đưa ra những giải pháp cấu trúc tài chính và thỏa thuận đàm phán các phương án thích hợp để tái cơ cấu nợ nhằm đảm bảo lợi ích của khách hàng, nhà đầu tư và các bên liên quan.

Hiện tại, Công ty đang tập trung xây dựng các Dự án trọng điểm, bàn giao nhà theo từng giai đoạn cho khách hàng, đồng thời cũng điều chỉnh kế hoạch triển khai các dự án mới cho phù hợp với tình hình hiện tại; song song đó phối hợp với các địa phương tháo gỡ, hoàn thiện pháp lý các Dự án trong thời gian sớm nhất.

Tính đến thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản NVL ghi nhận đạt 257.735 tỷ đồng, tăng so với đầu kỳ. Trong đó, tiền và tương đương tiền giảm một nửa còn 8.600 tỷ đồng, ngược lại khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh lên 52.345,5 tỷ đồng. Hàng tồn tại thời điểm cuối năm gần 134.956 tỷ đồng.

Về nợ, nợ phải trả tại thời điểm 31/12/2022 tăng mạnh lên 212.917 tỷ đồng, chiếm 83% tổng tài sản, trong đó nợ vay là 64.869 tỷ đồng.

Công ty kiểm toán PWC đưa ra vấn đề cần nhấn mạnh về trái phiếu của Tập đoàn này.

Ngoài NVL, Thép Pomia (POM); Hải Phát (HPX); Trí Việt (TVB) và Apax Holdings cũng bị đưa vào diện cảnh báo với lý do tương tự.

Trước đó, ngày 11/4, HOSE đã bổ sung thêm các cổ phiếu này vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (cắt margin) do chậm công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 quá hạn 5 ngày so với quy định.

Cổ phiếu vào diện cảnh báo và giải trình của Minh Hữu Liên (MHL)

Sau khi cổ phiếu MHL bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đưa vào diện cảnh báo, MHL đã có văn bản giải trình ...

Tin "kém vui" cho cổ đông ITA

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) quyết định về việc đưa cổ phiếu ITA của Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân ...

Cổ phiếu VE8 bị cảnh báo, Xây dựng điện Vneco 8 giải trình thế nào?

Công ty CP Xây dựng điện Vneco 8 (HNX: VE8) vừa có báo cáo giải trình về nguyên nhân cổ phiếu bị đưa vào diện ...

Khánh Vân (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục