CEO VinFast tiết lộ kế hoạch kinh doanh táo bạo, cổ phiếu lập tức “phi nước đại” hơn 108%

(Banker.vn) Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông quốc tế, CEO Lê Thị Thu Thuỷ đã chia sẻ về kế hoạch kinh doanh táo bạo của VinFast thời gian tới. Phản ứng lên thị trường, cổ phiếu VFS lập tức “phi nước đại” tăng 108% đưa vốn hóa về mức kỷ lục 80 tỷ USD, và kéo tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở lại top 30 người giàu nhất hành tinh.
CEO VinFast tiết lộ kế hoạch kinh doanh táo bạo, cổ phiếu lập tức “phi nước đại” hơn 108%
CEO vừa lên sóng CNN, cổ phiếu của VinFast lập tức “phi nước đại”

Tiếp đà tăng của phiên giao dịch đầu tuần, bước sang ngày 22/8, cổ phiếu VFS mở cửa ở mức 19 USD, tăng nhẹ 8%.

Trong chưa đầy 90 phút, lượng mua vào đã lên tới hơn 4 triệu đơn vị khớp lệnh, đưa cổ phiếu VFS vượt qua vùng giá 30 USD/cp. Ghi nhận lúc 10h59 phút (giờ Mỹ), cổ phiếu này giao dịch cao nhất ở mức 33,88 USD/cp.

Một tiếng sau đó là những diễn biến đầy bất ngờ. Sau gần 40 phút giằng co, cổ phiếu VFS phi “điên cuồng”, nhanh chóng vượt qua mốc 40 USD và lập đỉnh ở mức 46,98 USD, tăng 147% so với giá mở cửa. Khối lượng khớp lệnh lên tới hơn 11 triệu đơn vị. Lúc này, vốn hoá của VinFast thậm chí đã vượt ngưỡng 100 tỷ USD, “soán ngôi” BYD, trở thành nhà sản xuất xe điện có vốn hóa lớn thứ hai sau Tesla.

Sau khi tăng “nóng”, VFS dần hạ nhiệt và bước vào nhịp điều chỉnh mới. Dù vậy, cổ phiếu của VinFast vẫn duy trì trong vùng 37 - 38 USD. Mức giá 37 USD từng được thiết lập trong phiên chào sàn ngày 15/8.

CEO VinFast tiết lộ kế hoạch kinh doanh táo bạo, cổ phiếu lập tức “phi nước đại” hơn 108%
Cổ phiếu VFS đã có một pha "bứt tốc" khiến thị trường ngỡ ngàng

Vào khoảng 15h30 phút (theo giờ Mỹ), một đợt bán ra đã xuất hiện, kéo cổ phiếu VFS xuống ngưỡng 34 USD. Tuy nhiên, trong 30 phút cuối của phiên giao dịch, mã này đã nhanh chóng phục hồi và đóng cửa ở mức 36,72 USD, tăng 108,87%.

Đây là phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp của cổ phiếu VFS sau 3 phiên giảm điểm, kể từ lúc lên sàn Nasdaq. Đáng chú ý, thanh khoản cổ phiếu cũng tăng vọt với khối lượng giao dịch khớp lệnh lên tới 19 triệu đơn vị, cao hơn rất nhiều so với các phiên giao dịch trước đó.

Mặc dù ghi nhận những diễn biến sôi động hơn nhưng mức giá đóng cửa này vẫn thấp hơn so với phiên ra mắt ngày 15/8. Với việc cổ phiếu VFS trở lại vùng đỉnh, vốn hoá của VinFast cũng được phục hồi, ghi nhận ở mức 84,46 tỷ USD. Theo đó, VinFast một lần nữa vượt lên trên các nhà sản xuất ô tô tên tuổi Ford, Mercedes-Benz, BMW, Volkswagen, Honda, Hyundai…

Trong khi đó, tài sản của nhà sáng lập, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tăng 86,42%, lên mức 43,7 tỷ USD. Như vậy, ông Vượng đã trở lại danh sách 30 người giàu nhất hành tinh của Forbes, xếp ở vị trí thứ 27.

CEO VinFast tiết lộ kế hoạch kinh doanh táo bạo, cổ phiếu lập tức “phi nước đại” hơn 108%
Cú "phi nước đại" của cổ phiếu VFS đã đưa tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở lại top 30 người giàu nhất hành tinh

VinFast sẽ phát hành thêm cổ phiếu trong khoảng 6 tháng đến 1 năm tới

Đáng chú ý, những diễn biến nói trên diễn ra sau khi bà Lê Thị Thu Thuỷ, CEO của VinFast lên sóng truyền thông quốc tế. Bà Thuỷ tham gia cuộc trò chuyện với nhà báo Julia Chatterly (tờ CNN) vào khoảng 9h sáng (theo giờ Mỹ), chỉ khoảng 30 phút trước giờ mở cửa giao dịch. Qua đó, nữ CEO đã tiết lộ nhiều thông tin xoay quanh chiến lược của VinFast cũng như cổ phiếu VFS hậu niêm yết. Theo bà Thuỷ, VinFast có nhiều kế hoạch táo bạo.

CEO VinFast tiết lộ kế hoạch kinh doanh táo bạo, cổ phiếu lập tức “phi nước đại” hơn 108%
Cuộc trò chuyện giữa nhà báo Julia Chatterly của CNN và CEO VinFast Lê Thị Thu Thuỷ diễn ra chỉ khoảng 30 phút trước giờ mở cửa giao dịch

CEO của VinFast cho biết, bên cạnh sự phục hồi của thị trường chung, doanh nghiệp này đang có sự hỗ trợ rất lớn đến từ công ty mẹ Vingroup và Chủ tịch Phạm Nhật Vượng, với cam kết tài trợ 2,5 tỷ USD, giúp hãng có thể hoạt động đến thời điểm hoà vốn và có lợi nhuận.

Hiện tại, VinFast đang xây dựng nhà máy tại Bắc Carolina, tập trung vào sản xuất, bàn giao xe. Bên cạnh các thị trường Bắc Mỹ, Việt Nam, sắp tới, hãng xe điện này sẽ “tấn công” thị trường châu Âu, Đông Nam Á và Trung Đông.

Trả lời câu hỏi về khả năng cạnh tranh tại Mỹ, CEO Lê Thị Thu Thuỷ khẳng định, mặc dù đây là một thị trường khó khăn và đầy thách thức, nhưng nếu làm được, VinFast có thể xây dựng thương hiệu và thành công ở bất cứ đâu.

Nhà điều hành VinFast cho biết, hãng xe điện này đang phát triển mô hình kinh doanh mới là mô hình hybrid, với sự kết hợp giữa hệ thống bán lẻ riêng của thương hiệu và hệ thống nhà đại lý, nhà phân phối, qua đó mở rộng thị trường một cách nhanh chóng hơn. Trên thực tế, hãng xe điện Việt đã nhận được sự quan tâm nồng nhiệt từ nhiều tiểu bang tại Mỹ.

Bên cạnh đó, bà Thuỷ cũng nhấn mạnh, khi thị trường đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ xe xăng sang xe điện, dư địa cho các hãng xe điện mới là rất lớn.

Cập nhật về tình hình kinh doanh của VinFast, nữ CEO cho hay, nhà sản xuất ô tô điện này đang có khoảng 26.000 đơn đặt hàng trên toàn cầu và khoảng 10.000 đơn đặt hàng tại Mỹ. 2/3 trong số đó là của mẫu xe VF9.

Liên quan đến khó khăn và thách thức mà VinFast đang phải đối mặt, bà Thuỷ khẳng định, hệ thống trạm sạc không phải là vấn đề lớn và hãng xe điện Việt Nam tự tin có thể đáp ứng đủ yêu cầu mà thị trường đặt ra. Thử thách thực sự, theo nữ CEO, nằm ở việc tạo ra một sản phẩm phù hợp với “túi tiền” của mọi khách hàng.

Xác định sứ mệnh là làm cho xe điện đến gần hơn với người tiêu dùng, VinFast đã đưa ra thị trường một chuỗi các sản phẩm, đầy đủ từ mẫu xe nhỏ nhất như mini-car VF3 cho tới VF9 là mẫu xe SUV full-size với 3 hàng ghế.

CEO VinFast tiết lộ kế hoạch kinh doanh táo bạo, cổ phiếu lập tức “phi nước đại” hơn 108%
CEO của VinFast khẳng định hãng xe này có rất nhiều kế hoạch táo bạo

Đặc biệt, trong buổi phỏng vấn, CEO Lê Thị Thu Thuỷ tiết lộ, một số lượng cổ phiếu lớn hơn sẽ được VinFast phát hành, dự kiến trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm tới.

VinFast "Mỹ tiến" chưa lâu, Vinhomes "rục rịch" chào bán 500 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc tế

Kế hoạch huy động vốn ngoại thông qua kênh trái phiếu được Vinhomes công bố ngay khi VinFast chính thức có phiên giao dịch đầu ...

Gotion - hãng sản xuất pin Trung Quốc đã rót 150 triệu USD vào VinFast là ai?

Nhà sản xuất pin Trung Quốc Gotion đã chi 150 triệu USD để sở hữu 15 triệu cổ phiếu phổ thông, tương đương 0,7% vốn ...

VinFast có phiên giao dịch đầu tuần hứng khởi, giành lại ngưỡng vốn hóa 40 tỷ USD

Bước sang tuần mới, cổ phiếu VFS đã có một phiên giao dịch đầy hứng khởi. Sắc xanh trở lại đã đưa vốn hoá VinFast ...

Hà Lê

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán