Cập nhật KQKD ngành dệt may quý I/2023: Đối mặt với hàng tồn kho và sức mua sụt giảm

(Banker.vn) Kết thúc quý I/2023, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may diễn biến khá tiêu cực. Xu hướng này đã được nhiều chuyên gia dự báo do tình trạng suy thoái kinh tế trên thế giới nói chung.

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam trích dẫn báo cáo ngành dệt may I/2023 của CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam, cụ thể:

Hoạt động xuất khẩu gặp khó trong quý I/2023

Tổng cục Hải quan đã công bố báo cáo với xuất khẩu hàng dệt may trong quý I/2023 của Việt Nam giảm 17,4% n/n, đạt tổng trị giá 7,17 tỷ USD. Xuất khẩu xơ và sợi trong I/2023 thậm chí còn giảm hơn 35% n/n xuống chỉ còn 941 triệu USD.

Trong I/2023, Hoa Kỳ duy trì vị trí nhà nhập khẩu hàng dệt may hàng đầu của Việt Nam, mặc dù chỉ đạt 3.05 tỷ USD (-30% n/n), chiếm 42,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Xuất khẩu sang EU và Trung Quốc lần lượt giảm 12,9% n/n (0,8 tỷ USD) và 24,3% n/n (0,2 tỷ USD). Chỉ có xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc là tăng với lần lượt 11,6% n/n (0,9 tỷ USD) và 5,8% n/n (0,3 tỷ USD).

Về xuất khẩu xơ và sợi, Trung Quốc là thị trường lớn nhất với 45,7% thị phần trong tổng giá trị xuất khẩu với 430 triệu USD (-39% n/n). Xuất khẩu sang Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và EU trong quý I đạt 106 triệu USD (-15,3% n/n), 30 triệu USD (-38,9% n/n), 24 triệu USD (-9,3% n/n) và 20 triệu USD (-29,3% n/n).

Cập nhật KQKD ngành dệt may quý I/2023: Đối mặt với hàng tồn kho và sức mua sụt giảm
Hoạt động xuất nhập khẩu ngày dệt may. Nguồn: CTCK KIS Việt Nam.

Tăng trưởng doanh thu giảm trong quý I/2023

Trong quý I/2023, tăng trưởng doanh thu của 22 công ty may mặc niêm yết đạt 13.947 tỷ đồng, -22,8% n/n so với -2,9% n/n của quý IV/2022. Ngoài ra, tăng trưởng lợi nhuận ròng cũng giảm đáng kể xuống còn 248,5 tỷ đồng (-71,4% n/n, -41,6% q/q). CTCK KIS Việt Nam cho rằng sự sụt giảm này là do đơn hàng giảm từ các thị trường xuất khẩu chính, do nhu cầu hàng may mặc giảm và lượng hàng tồn kho cao tại các nhà bán lẻ lớn. Tương tự, 5 công ty sợi niêm yết cũng công bố doanh thu giảm (-35,3% n/n) và lợi nhuận ròng (-58,7% n/n) trong quý I/2023.

Sự đi xuống của doanh thu đến phần lớn từ sản lượng sản xuất sụt giảm

Bóc tách doanh thu của từng công ty dệt may cụ thể, VGT ghi nhận đóng góp tích cực nhất (Doanh thu: 4.209 tỷ đồng, -14,1% n/n) trong quý I. Các công ty còn lại lại có kết quả kinh doanh ảm đạm (MSH: Doanh thu 637 tỷ đồng (-50,7% n/n); TCM: Doanh thu 876 tỷ đồng (-21,9% n/n); GIL: Doanh thu 157 tỷ đồng (-88,9% n/n). Chỉ có TNG vẫn duy trì tăng trưởng doanh thu. Trong khi đó, GIL sụt giảm doanh thu lớn nhất do vấn đề hủy đơn hàng từ Amazon (khách hàng lớn nhất của GIL). Sự sụt giảm tăng trưởng doanh thu chủ yếu do sản lượng sản xuất giảm 17.2% n/n xuống còn 1,115 triệu sản phẩm (theo GSO), do đơn hàng xuất khẩu giảm và hệ lụy từ nhu cầu tiêu thụ thấp.

Quý I cũng chứng kiến sự sụt giảm doanh thu của ngành sợi. PPH dẫn đầu về doanh thu (405 tỷ đồng, -9% n/n). Các công ty nhỏ hơn như STK và ADS thậm chí còn giảm doanh thu sâu hơn (-55% n/n/-33.7% n/n). Lý giải cho sự sụt giảm doanh thu do các doanh nghiệp thượng nguồn chịu ảnh hưởng bởi giá sợi xuất khẩu giảm. Theo Tổng cục Thống kê, giá xuất khẩu sợi trung bình của Việt Nam đã giảm 31,3% n/n (2.724 USD/tấn) trong 1Q23, bất chấp sự hồi phục trong tháng 2.

Cập nhật KQKD ngành dệt may quý I/2023: Đối mặt với hàng tồn kho và sức mua sụt giảm
Sụt giảm doanh thu các doanh nghiệp dệt may Q1/2023. Nguồn: CTCK KIS Việt Nam.

Triển vọng ảm đạm trong quý II/2023

Quý II/2023 vẫn sẽ là một quý khó khăn đối với ngành dệt may khi các doanh nghiệp dệt may phải đối mặt với những thách thức không nhỏ do sức mua từ các thị trường lớn như Mỹ, EU giảm mạnh. Mức tồn kho tại các nhà bán lẻ lớn của nước ngoài như Nike và Adidas đã tăng lên kể từ nửa cuối năm 2022, cùng với việc tiêu thụ chậm dẫn đến đơn đặt hàng giảm. Tồn kho cao đó khó có thể giải quyết được trong quý II/2023 và việc phục hồi đơn hàng khó xảy ra.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng là một trở ngại đối với các công ty may mặc khi phải cạnh tranh với các nhà xuất khẩu hàng may mặc của chính nước này. Tuy nhiên, đây là một tín hiệu tốt cho các công ty sợi có thị phần xuất khẩu lớn tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, theo VCOSA, giá bông nhập khẩu sẽ giảm trong thời gian tới sẽ giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp của các công ty sợi trong quý II/2023.

Cổ phiếu tăng trần sau khi KQKD Q1/2023 được công bố: Nên hay không nên đầu tư?

Trong xu hướng đi ngang của TTCK, nhiều cổ phiếu liên tiếp tăng trần sau khi KQKD Q1/2023 lộ diện. Trước xu hướng trên, nhà ...

KQKD Q1/2023 không mấy tích cực, cổ phiếu FCN lại bất ngờ tăng trần

Trước kết quả kinh doanh không mấy tích cực trong Q1/2023, cổ phiếu FCN đột ngột tăng trần trong ngày VN-Index "xanh vỏ đỏ lòng".

Cập nhật KQKD ngành vận tải biển quý I/2023: Nhiều thử thách còn phía trước

Trong 4 tháng đầu năm 2023, tình hình ngành vận tải biển diễn biển không mấy tích cực. Năm 2023, ngành vận tải biển được ...

Xuân Bách

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán