Cao su miền Nam (CSM) nói gì sau khi lãnh đạo bị bắt?

(Banker.vn) Công ty CP Công nghiệp Cao su miền Nam (Casumina, HoSE: CSM) đã có thông cáo chính thức về việc Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với lãnh đạo, nguyên lãnh đạo công ty.

Chiều 29/5, Công nghiệp Cao su miền Nam (Casumina) cho hay đã nhận được quyết định của Viện kiểm soát nhân dân tối cao về việc khởi tố bị can đối với ông Phạm Hồng Phú - Tổng Giám đốc CSM và ông Nguyễn Minh Thiện - Phó Tổng Giám đốc kiêm người công bố thông tin của công ty, về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Cao su miền Nam (CSM) nói gì sau khi lãnh đạo bị bắt?

Công ty cho biết luôn sẵn sàng phối hợp với các bên liên quan nhằm hỗ trợ các vấn đề về điều tra, sẽ có các biện pháp theo quy định để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công ty, khách hàng, các đối tác có liên quan và của các cổ đông. Casumina khẳng định "vẫn tiếp tục duy trì tập trung thực hiện nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, quyết tâm hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu năm 2024 đã được ĐHĐCĐ thông qua".

Theo tìm hiểu, ông Phạm Hồng Phú là nhân sự cốt cán, gắn bó lâu năm với Công ty Công nghiệp Cao su miền Nam. Ông Phú sinh năm 1966 tại Ninh Bình. Năm 1990 - 1996 ông làm nhân viên phòng tài vụ Công ty Công nghiệp Cao su miền Nam, sau đó thăng tiến lên Phó Phòng Tài chính - Kế toán, Kế toán trưởng, Phó Tổng giám đốc. Từ năm 2011 tới nay, ông được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc và từng có thời kỳ làm Chủ tịch HĐQT thay thế ông Bùi Thế Chuyên.

Được biết, Casumina là công ty con do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) sở hữu 51% vốn điều lệ. Một cổ đông lớn nữa là Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (HOSE: SIP), cựu thành viên trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - GVR, nắm giữ 8,97% tương ứng 9,2 triệu cổ phiếu CSM. Casumina có vốn điều lệ 1.036 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất săm lốp.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CSM có hai phiên tăng mạnh (28 - 29/5) từ vùng giá 16.450 đồng/cp vọt lên 18.700 đồng/cp, tương ứng tăng gần 13,7%. Tổng khối lượng cổ phiếu được khớp lệnh trong hai phiên này cũng tăng đột biến với 572.000 đơn vị, trong khi mức thanh khoản bình quân mỗi phiên trong tháng gần nhất chỉ đạt 103.000 đơn vị.

Sau thông tin hai lãnh đạo bị bắt, cổ phiếu CSM đang niêm yết trên HOSE giảm sàn về 17.400 đồng/cp phiên 30/5 với giá trị vốn hoá thị trường hơn 1.800 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, Casumina ghi nhận kết quả không quá tích cực trong quý 1/2024. Cụ thể, doanh thu thuần trong quý của công ty giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 1.147 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ chi phí giá vốn có sức giảm mạnh hơn, khiến lợi nhuận gộp thu về 147 tỷ đồng, cao hơn 81% so với quý 1/2023. Vì vậy, bất luận doanh thu tài chính giảm và các chi phí khác có tăng lên, Casumina vẫn đạt lợi nhuận sau thuế 20 tỷ đồng, tăng trưởng 177% so với cùng kỳ năm trước.

Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (GVR) khẳng định không liên quan đến Casumina

Ngày 30/5, ông Lê Thanh Hưng, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR), có văn bản gửi các cơ quan chức năng về việc dư luận có sự hiểu lầm Công ty CP Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina) thuộc VRG. Việc này gây ảnh hưởng đến thương hiệu và hình ảnh của VRG.

Theo VRG, tuy cùng có tên "công nghiệp cao su" nhưng Casumina là nhà sản xuất săm lốp xe và là doanh nghiệp thành viên thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem, hiện nắm hơn 50% vốn điều lệ).

VRG cho biết dư luận đã có sự hiểu lầm Công ty CP Công nghiệp Cao su Miền Nam thuộc VRG gây ảnh hưởng đến thương hiệu và hình ảnh của VRG.

Do đó, VRG đã báo cáo đến Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo TP.HCM và các cơ quan truyền thông quan tâm hỗ trợ thông tin đầy đủ, chính xác để không ảnh hưởng đến thương hiệu và hình ảnh của VRG.

GVR hiện có 101 công ty con và 16 công ty liên kết, sản xuất kinh doanh 5 ngành nghề chính: trồng, chế biến, kinh doanh cao su; chế biến gỗ; sản phẩm công nghiệp cao su; đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tập đoàn có 59 nhà máy và xưởng chế biến mủ cao su với tổng công suất thiết kế 636.400 tấn/năm. Ngoài diện tích cao su ở Việt Nam, VRG còn đầu tư trồng và chế biến cao su tại Lào và Campuchia với tổng diện tích gần 115.000ha.

CTCP Cao su Miền Nam (CSM) đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 83%, dù doanh thu đi ngang

Sáng ngày 25/04, CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam (HOSE: CSM) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên để thông qua kế hoạch kinh doanh ...

Cao su Miền Nam (CSM): Lợi nhuận quý II/2022 giảm 16,1%, dòng tiền kinh doanh âm gần 20 tỷ đồng

Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina, mã CSM - sàn HoSE) ghi nhận doanh thu đạt 1.401,8 tỷ đồng, tăng ...

Cổ phiếu Cao su miền Nam (CSM) lập tức nằm sàn sau tin Tổng giám đốc Phạm Hồng Phú bị bắt

Ngày 29/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án hình sự và ra quyết định bắt tạm ...

Đức Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục