Công ty TNHH Đầu tư Cao su An Thịnh đã âm vốn chủ sở hữu gần 1.300 tỷ đồng (Ảnh minh họa). |
Công ty TNHH Cao su An Thịnh vừa công bố tình hình tài chính năm 2022 vô cùng ảm đạm. Theo đó, công ty ghi nhận mức lỗ 341,5 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm gần 1.238 tỷ đồng. Năm 2021, công ty này cũng lỗ 129 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 896 tỷ đồng.
Công ty TNHH Cao su An Thịnh được biết đến là một trong 2 doanh nghiệp hiện diện trong thương vụ "kỳ lạ" tại Công ty CP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, HOSE: HNG) vào năm 2016.
Cụ thể, tháng 2/2016, HAGL Agrico phát hành riêng lẻ 59 triệu cổ phần với giá bình quan 28.000 đồng/cp cho 2 nhà đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Cao su An Thịnh và Công ty TNHH Đầu tư Cao su Cường Thịnh trong khi thị giá trên sàn chỉ 8.000 – 9.000 đồng/cp.
Trong đó, Cao su An Thịnh mua 31,5 triệu cổ phiếu (882 tỷ đồng) và Cường Thịnh mua 27,5 triệu cổ phiếu (770 tỷ). Thương vụ này khiến hai công ty này thua lỗ gần 1.100 tỷ đồng tại ngày hoàn tất thương vụ so với giá thị trường.
Đáng chú ý, ngay sau khi hoàn tất thương vụ, tháng 3/2016, HAGL Agrico đã dùng 1.650 tỷ đồng để mua lại 100% cổ phần tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Cao su Đông Dương từ chính An Thịnh và Cường Thịnh.
Động thái này thực hiện theo phương án chào bán cổ phần riêng lẻ mà HAGL Agrico công bố ban đầu, mục đích của đợt chào bán nhằm bổ sung nguồn vốn cho các dự án của HAGL Agrico.
Tại thời điểm đó, Cao su Đông Dương có vốn điều lệ 1.465 tỷ đồng, trong đó An Thịnh là công ty mẹ sở hữu 52,83% vốn điều lệ, còn Cường Thịnh nắm 47,17% cổ phần còn lại.
Tiếp tục một điểm “kỳ lạ” khác, giai đoạn tháng 4 - 6/2016, toàn bộ 50 triệu cổ phiếu HNG đã được An Thịnh và Cường Thịnh đem thế chấp làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại VPBank.
Đây chính là giai đoạn Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của bầu Đức đối mặt với áp lực trả nợ vô cùng lớn. Tính đến cuối năm 2015, nợ phải trả của HAGL lên đến 32.900 tỷ đồng, trong đó có sự góp mặt của gần chục ngân hàng thông qua vay nợ trực tiếp hoặc mua trái phiếu.
Tính đến cuối năm 2022, nợ phải trả của An Thịnh tính đến cuối năm 2022 là 1.571 tỷ đồng, trong đó dư nợ trái phiếu là 650 tỷ đồng. Đây là lô trái phiếu phát hành vào tháng 2/2022, có kỳ hạn 2 năm. Cũng trong tháng 2/2022, Cường Thịnh cũng huy động thành công 545 tỷ đồng từ phát hành lô trái phiếu mã CTRCH2224001, kỳ hạn 2 năm.
Được biết, cả An Thịnh và Cường Thịnh đều được thành lập vào tháng 3/2014, có chung địa chỉ trụ sở tại lầu 14, số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.
Trong đó, An Thịnh do ông Nguyễn Công Thành (SN 1982) đăng ký là chủ sở hữu, đồng thời đảm nhận vai trò Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật công ty; Cường Thịnh do ông Bùi Quang Hoàn (SN 1981) làm Chủ tịch kiêm chủ sở hữu doanh nghiệp.
Ngoài An Thịnh, ông Nguyễn Công Thành còn đang đứng tên tại Công ty TNHH Một thành viên Vạn Phú Thành và Công ty CP DMQ (DMQ). Thành lập từ cuối tháng 7/2015, DMQ tiền thân là Công ty CP Xây dựng Thương mại Đại Minh Quang (Đại Minh Quang), với ngành nghề kinh doanh chính trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý, thiết kế và thi công xây dựng.
UBCKNN chấp thuận hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ của Hoàng Anh Gia Lai (HAG) Hoàng Anh Gia Lai (HAG) sẽ chào bán gần 162 triệu cổ phiếu, giá bán 10.500 đồng/cp, danh sách nhà đầu tư tham gia gồm ... |
'Mở bát' năm 2022, HAG thu lãi gần 100 tỷ đồng Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) vừa cập nhật tình hình sản xuất kinh doanh tháng 1/2023. |
HAGL đảm bảo nghĩa vụ nợ cho Hưng Thắng Lợi Gia Lai bằng 30 triệu cổ phần công ty con Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa bổ sung 30 triệu cổ phần của Công ty CP Chăn nuôi Gia Lai để bảo ... |
Quang Đăng
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|