Cảnh báo mạo danh Amazon để lừa đảo tại Việt Nam

(Banker.vn) Hiện, có những đối tượng mạo danh Amazon để thực hiện hành vi gây tổn hại đến người tiêu dùng, bằng chương trình đầu tư kinh doanh hoặc thực hiện thanh toán online vào chương trình đầu tư dưới danh nghĩa của Amazon...

Amazon vừa phát đi cảnh báo về việc có những đối tượng mạo danh Amazon để kêu gọi người dùng Việt chuyển tiền đầu tư kinh doanh hoặc thực hiện thanh toán online. Hình thức lừa đảo này nhắm đến các đối tượng là cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam bán hàng trên Amazon và đây là hình thức lừa đảo tinh vi mới.

Cảnh báo mạo danh Amazon để lừa đảo tại Việt Nam

Theo đó, nhiều đối tác bán hàng và người dùng đang bị mời chào tham gia vào các chương trình đầu tư kinh doanh hoặc thực hiện thanh toán online vào chương trình đầu tư nào dưới danh nghĩa của Amazon. Tuy nhiên, Amazon khẳng định mọi yêu cầu như trên đều là hành vi lừa đảo và không liên quan đến Amazon Global Selling Việt Nam.

“Để tránh bị lừa đảo, vui lòng chỉ liên hệ với Amazon Global Selling Việt Nam qua các kênh chính thức của chúng tôi và báo cáo các hành vi đáng ngờ này để chúng tôi có thể điều tra. Tại Việt Nam, các kênh chính thức của chúng tôi tại website: www.sell.amazon.vn”, đại diện Amazon cho hay.

Trước đó, năm 2023, cũng đã xuất hiện doanh nghiệp "mạo danh" Amazon, Bộ Công Thương cảnh báo lừa đảo. Cụ thể, các đối tượng đã cố tình sử dụng logo, tên của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Amazon Global Selling khiến doanh nghiệp và người dân hiểu đây là hoạt động của Cục và Amazon Global Selling, từ đó, đưa các thông tin lừa đảo, dẫn dụ người dùng tham gia các hoạt động kinh doanh của chúng.

Sau khi liên hệ người hướng dẫn sẽ được tặng 20.000 đồng vào tài khoản; Đăng ký mở thành công đại lý cửa hàng sẽ được thưởng 30.000 đồng thẻ cào điện thoại; Sau khi đăng ký mở cửa hàng thành công, đơn hàng đầu tiên của cửa hàng sẽ nhận được 200.000 đồng tiền phụ giúp để hoàn thành đơn hàng từ hệ thống. Các đối tượng lừa đảo sẽ trực tiếp chiết khấu và chuyển tiền vào tài khoản người tham gia, sau đó, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người tham gia để tiếp tục lôi kéo người thân tham gia cùng và gắn bó lâu dài với công việc.

Bị chiếm đoạt hàng tỷ đồng khi tham gia làm cộng tác viên cho Amazon “dỏm”

Cách đây không lâu, Công an TP Hà Nội cho biết, dù đã nhiều lần phát đi cảnh báo nhưng tình trạng mắc bẫy lừa đảo khi tham gia làm cộng tác viên online bán hàng trên các trang thương mại điện tử giả mạo ngày càng gia tăng. Gần đây, thêm một nạn nhân bị chiếm đoạt hơn 3 tỷ đồng khi tham gia làm cộng tác viên cho website giả mạo trang thương mại điện tử Amazon.

Theo đó, thông qua mạng xã hội Telegram, anh K được mời tham gia làm cộng tác viên bán hàng hưởng hoa hồng trên website amajwzon456.top. Website có giao diện giống như trang thương mại điện tử Amazon với các gian hàng đủ các loại sản phẩm. Trong nhóm có nhiều “cò mồi” xác nhận đã thu được lợi nhuận từ việc bán hàng và đóng tiền thuế cũng như các khoản phí theo yêu cầu thì sẽ rút được tiền về để nạn nhân tin tưởng.

Cảnh báo mạo danh Amazon để lừa đảo tại Việt Nam
Giao diện trang thương mại điện tử giả mạo Amazon

Anh K được hướng dẫn mở gian hàng, đăng bán các sản phẩm do các đối tượng cung cấp, khi có khách đặt hàng thì phải thanh toán tiền cho bên kho cung cấp hàng và vận chuyển cho khách nhận, khi hoàn thành đơn hàng sẽ được hưởng hoa hồng. Thời gian đầu tham gia, đơn hàng nhỏ lẻ và có tiền hoa hồng trả về, nạn nhân vẫn có thể rút tiền ra được. Tuy nhiên, khi đơn hàng có giá trị tăng lên, số lượng đơn đặt hàng cũng tăng lên khiến anh K tiếp tục phải nạp thêm tiền để thanh toán các đơn hàng mới cho bên cung cấp. Khi số tiền đạt đến con số hàng tỷ đồng, nạn nhân không thể rút tiền ra được với lý do cần nâng cấp thành viên trở thành đại lý nên cần nạp thêm 1,5 tỷ đồng thì mới rút ra được...

Để phòng tránh lừa đảo, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác với các cuộc gọi, lời mời tham gia làm cộng tác viên các trang thương mại điện tử trong và ngoài nước, chú ý các đường link giả mạo (đối chiếu với website thương mại điện tử chính thức hoặc website đã được đăng ký với Bộ Công thương). Hình thức lừa đảo trên mạng ngày càng tinh vi, xảo quyệt với nhiều thủ đoạn như đơn hàng bị chậm do vận chuyển, phải nộp thuế hải quan,…các đối tượng liên tục thúc ép nạn nhân nạp thêm tiền để nạn nhân không có thời gian suy nghĩ. Khi website này bị đóng chúng lại tiếp tục lập ra các website giả mạo tương tự để lừa đảo.

“Người dân hãy luôn tỉnh táo trước khi bỏ tiền đầu tư. Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần liên hệ cơ quan Công an để giải quyết kịp thời vụ việc theo quy định”, cơ quan Công an cảnh báo.

Cảnh giác với hàng loạt các chiêu trò tuyển cộng tác viên trên các sàn thương mại điện tử

Liên tiếp nhiều sàn thương mại điện tử như Amazon, Tiki, Lazada... đã lên tiếng vì bị mạo danh, lừa đảo tuyển dụng, rất nhiều ...

Bán hàng online nợ thuế có thể bị cấm xuất cảnh

Tổng cục Thuế có thể đề xuất cơ quan chức năng tạm hoãn, cấm xuất cảnh đối với người bán hàng thương mại điện tử ...

Tác động tích của Luật Giao dịch điện tử đối với đời sống xã hội

Luật Giao dịch điện tử không chỉ tạo ra sự thuận tiện và linh hoạt trong quá trình giao dịch mà còn đóng vai trò ...

Khánh Vân

Khánh Vân

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục