Cảng Quy Nhơn (QNP) muốn chuyển nhượng vốn đầu tư tại Inseco

(Banker.vn) HĐQT QNP đã phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn đầu tư tại Inseco. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 của QNP, doanh nghiệp này đang sở hữu 20% vốn tại Inseco.

Mới đây, Công ty CP Cảng Quy Nhơn (HOSE: QNP) đã thông báo Nghị quyết HĐQT về việc phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn đầu tư tại Công ty CP Dịch vụ Công nghiệp Hàng Hải (Inseco). Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 của QNP, doanh nghiệp này đang sở hữu 20% vốn tại Inseco và ghi nhận Inseco là công ty liên kết.

Theo tìm hiểu, Inseco có địa chỉ tại Cụm công nghiệp Nhơn Bình, phường Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Doanh nghiệp này có vốn điều lệ 24 tỷ đồng.

QNP sẽ ủy quyền cho ông Lê Hồng Quân- Tổng Giám đốc Công ty tổ chức thực hiện chào bán cạnh tranh cổ phần của Inseco.

1214-cyng-quy-nhyn
heo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 của QNP, doanh nghiệp này đang sở hữu 20% vốn tại Inseco

Về tình hình kinh doanh, quý IV/2023, QNP ghi nhận doanh thu thuần đạt 243 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022. Đồng thời, doanh nghiệp cảng biển này đã ghi nhận lãi trở lại, đạt 23 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ 31 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2022.

Như vậy, tính chung cả năm 2023, doanh thu thuần của Cảng Quy Nhơn đạt gần 939 tỷ đồng, giảm 12% so với năm 2022. Tuy nhiên, nhờ tiết giảm giá vốn hàng bán nên biên lãi gộp đã tăng 6 điểm phần trăm, đạt 22,8%. Đồng thời, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ còn hơn 80 tỷ đồng, giảm 36% so với năm 2022 do không còn ghi nhận khoản chi phí dự phòng phải trả ngắn hạn như cùng kỳ.

Nhờ đó, Cảng Quy Nhơn báo lãi ròng cả năm hơn 112 tỷ đồng, tăng 154% so với năm 2022.

Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của Cảng Quy Nhơn đạt hơn 1.265 tỷ đồng, tăng 17% so với hồi đầu năm, chủ yếu do doanh nghiệp tạm hạch toán tăng tài sản cố định đối với dự án nâng cấp bến số 1, phần chi phí dở dang của dự án được thực hiện tăng tài sản sau khi quyết toán dự án hoàn thành.

Tiền và các khoản tương đương tiền của Cảng Quy Nhơn đạt gần 238 tỷ đồng, tăng 197% so với đầu năm nay, chiếm 19% tổng tài sản. Ngược lại, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 55% còn 139 tỷ đồng. Sự biến động của hai khoản mục này chủ yếu là thay đổi các khoản tiền gửi ngắn hạn của doanh nghiệp tại ngân hàng.

Ở phía bên kia bảng cân đối, tổng nợ phải trả của Cảng Quy Nhơn chỉ ở mức 215 tỷ đồng, chiếm 17% tổng nguồn vốn. Toàn bộ là vay dài hạn mới phát sinh trong năm 2023 với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nhằm thanh toán các chi phí đầu tư thực hiện dự án nâng cấp bên số 1.

Liên quan về cổ phiếu, trong phiên giao dịch ngày 27/2, cổ phiếu QNP đang ở mức 34.800 đồng/cp. Trước đó, cổ phiếu này đã có chuỗi tăng “trần” kéo dài 5 phiên liên tục kể từ khi 40,4 triệu cổ phiếu QNP được chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh vào ngày 18/1. Tuy nhiên, thanh khoản của cổ phiếu QNP gần như không có khi liên tục ghi nhận tình trạng không có nhà đầu tư nào đặt lệnh bán ra, chỉ ghi nhận khối lượng giao dịch đáng kể vào ngày 23/1 với 100.000 đơn vị khớp lệnh thành công.

Trong ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu QNP có giá chào sàn là 19.100 đồng/cổ phiếu; như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu này đã tăng 67,5%. Qua đó, giúp tổng giá trị vốn hoá thị trường của Cảng Quy Nhơn đạt 1.210 tỷ đồng.

Cảng Quy Nhơn là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại 1) của nhóm Cảng biển Nam Trung bộ, nằm trong vịnh Quy Nhơn. Đây được xem là cửa ngõ ra Biển Đông của khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông. Trong năm 2023, đã có 9,6 triệu tấn hàng hoá được thông qua cảng này.

Hiện Cảng Quy Nhơn đang đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng để nâng cao năng lực kinh doanh. Vừa qua, Cảng Quy Nhơn đã quyết định chi gần 195 tỷ đồng cho dự án đầu tư cần trục quay đa năng trên bến số 1.

Trước đó, vào tháng 8/2023, Cảng Quy Nhơn đã hoàn thành việc nâng cấp bến số 1 với tổng mức đầu tư hơn 546 tỷ đồng, giúp nâng tổng chiều dài bến lên 480 m, đảm bảo tiếp nhận đồng thời 02 tàu container 30.000 DWT đầy tải.

Ban lãnh đạo Cảng Quy Nhơn cho biết, dự kiến đến cuối năm 2024, sau khi luồng được nâng cấp và nạo vét, cảng sẽ tiếp nhận được cỡ tàu 50.000 DWT đầy tải.

Nhận định về triển vọng kinh doanh thời gian tới, ban lãnh đạo Cảng Quy Nhơn hiện thận trọng đánh giá hoạt động kinh doanh còn đối mặt nhiều thách thức khi kinh tế toàn cầu và bất ổn địa chính trị diễn biến phức tạp, đặc biệt là sức mua tại Mỹ và châu Âu chưa phục hồi.

Riêng lĩnh vực nhà ở tại Mỹ, Âu có thể sẽ tiếp tục ảm đạm trong năm 2024, khiến nhu cầu tiêu thụ đồ nội ngoại thất giảm. Trong khi đó, hàng hoá thành phẩm (sản phẩm gỗ, wicker, đá granite) xuất khẩu chính của Bình Định thông qua Cảng Quy Nhơn tập trung ở hai thị trường này.

Cảng Quy Nhơn (QNP): Cổ đông "đón lộc sớm" và lời giải đáp của công ty

Dù mới chào sàn HOSE chưa lâu nhưng cổ phiếu QNP lại sở hữu mức tăng giá "đáng mơ ước", đem lại niềm vui cho ...

Thị trường chứng khoán ngày 29/1/2024: Thông tin trước giờ mở cửa

Thị trường thiếu điểm nhấn, VN-Index kết tuần giảm nhẹ; Thêm cổ phiếu họ FLC bị hủy niêm yết bắt buộc; QNP giải đáp "thắc ...

Cẩn trọng khi "đu sóng" kết quả kinh doanh cuối năm

Nhiều cổ phiếu đang ghi nhận hiệu ứng tăng giá vượt trội trong bối cảnh có thông tin tích cực hỗ trợ, nhất là nhờ ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán