Nói về trách nhiệm của các cơ quan khi thiếu điện, đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ - đoàn Quảng Nam) cho rằng, khi để xảy ra tình trạng thiếu điện, không chỉ có trách nhiệm của Bộ Công Thương, mà còn trách nhiệm của các bộ ngành khác.
Trong đó không thể không kể đến Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Cơ quan này đang là đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 7 tập đoàn và 12 tổng công ty. Trong đó có Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ cho rằng Ủy ban Quản lý vốn phải có phần trách nhiệm khi thiếu điện |
Theo tính toán, Chính phủ đang giao Ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu, quản lý tổng số tài sản khoảng 1,5 triệu tỷ đồng và 820.000 tỷ đồng vốn Nhà nước.
Ông Hạ cho rằng, một trong những vướng mắc mà các tập đoàn, tổng công ty và Ủy ban đang gặp phải là chậm phát triển các dự án năng lượng mới. Điển hình như dự án Nhiệt điện Ô Môn III và IV (Cần Thơ) đã chậm trễ nhiều năm mà chưa thể triển khai.
Ông Hạ đề nghị, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước cần phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ mà Chính phủ giao để hoạt động hiệu quả, đẩy nhanh các dự án điện mới.
Nhắc đến các nhà máy nhiệt điện Ô Môn chậm tiến độ trong nhiều năm, đại biểu Phạm Văn Hòa - đoàn Đồng Tháp cho hay, điều này đang gây lãng phí nguồn lực rất lớn. Việc chậm trễ không chỉ ảnh hưởng hiệu quả dự án mà còn ảnh hưởng đến việc cung ứng điện cho nền kinh tế.
"Việc chậm trễ các thủ tục pháp lý để triển khai dự án cũng là một phần nguyên nhân khiến các dự án chưa thể triển khai. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cần xem xét lại trách nhiệm của mình, cùng đồng hành với các cơ quan khác, với doanh nghiệp để đẩy nhanh dự án" - ông Hòa nói.
Vị đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước phải vào cuộc. Nhiều doanh nghiệp lớn đang bị cơ quan này quản lý về vốn. Muốn đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phát triển lại phải trông chờ vào phê duyệt, kế hoạch, tổ chức thực hiện của Ủy ban. "Do vậy, cơ quan này phải vào cuộc để đồng hành cùng các doanh nghiệp triển khai nhanh các dự án. Nếu có khó khăn gì phải báo cáo Chính phủ" - ông Hòa chia sẻ.
Vấn đề thiếu điện được cảnh báo sẽ trở nên trầm trọng hơn khi kinh tế phục hồi. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban đã đưa ra cảnh báo thiếu điện từ trước khi diễn ra dịch Covid-19. Và tình trạng thiếu điện có thể diễn ra nhiều hơn khi tốc độ tăng trưởng kinh tế phục hồi ở mức 6-7%.
Trước thực trạng những năm qua không có dự án lớn được đầu tư, có cũng triển khai chậm là nguyên nhân khiến cho nguồn cung cho hệ thống bị thiếu hụt, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho hay, những việc này “đã có báo cáo hết cả rồi”. Ủy ban Kinh tế đã chỉ ra rất rõ “địa chỉ” chậm ở các dự án nguồn điện do các tập đoàn năng lượng triển khai đầu tư, bao gồm Tập đoàn Điện lực, Dầu khí, Than và Khoáng sản.
Nguồn: vietnamfinance.vn
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|