“Cân đong” cơ hội - rủi ro

(Banker.vn) Xét về mặt kỹ thuật, thị trường vẫn chưa cho dấu hiệu mua an toàn suốt hơn 1 tháng qua.

Điều này cũng tương đồng với diễn biến thực tế thị trường trải qua vùng trũng thông tin về hoạt động của doanh nghiệp và đang tiếp nhận thêm nhiều thông tin bất lợi từ diễn biến kinh tế, địa chính trị thế giới.

Nhà đầu tư cần có thời gian để xem tác động của các thông tin đó đến thị trường chứng khoán, thị trường hàng hóa, giá dầu như thế nào, nên chỉ số đi lùi kèm thanh khoản thấp là điều dễ hiểu.

Tuần trước, đồng USD tăng giá được cho là lý do khiến giá xăng dầu trên thị trường thế giới giảm mạnh. Lạm phát vẫn là nỗi lo chính khiến thị trường chứng khoán Mỹ giảm vì lo ngại Fed tiếp tục tăng lãi suất ở mức kỳ vọng cao hơn, chứ không thể giãn ra vì lạm phát nguội bớt.

“Cân đong” cơ hội - rủi ro
Hình minh họa

Tại thị trường Việt Nam, xu hướng USD tăng giá phản ánh vào thị trường khá mờ nhạt so với 2 nguyên nhân chính là tâm lý thận trọng trước thời điểm Fed tăng lãi suất và căng thẳng trên thị trường tín dụng. Cả ba nguyên nhân này được các chuyên gia phân tích, đánh giá khiến thị trường chứng khoán Việt Nam bị kìm nén, với những phiên giao dịch mà số mã đỏ chiếm chủ đạo, mã xanh chiếm số ít và mức tăng cũng không đủ T+ cho giới giao dịch xuống tiền.

Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD dưới áp lực tăng lãi suất theo lộ trình của Mỹ lại là nguyên nhân gây rủi ro hơn cả cho thị trường trong ngắn hạn. Trước tiên, nó lý do khiến khối ngoại bán ròng, gây áp lực lên tỷ giá trong nước, và lãi suất với VND. Trong bức tranh lớn hơn, nó tác động khó lường đến thị trường hàng hóa thế giới, điều mà các doanh nghiệp, nhà sản xuất không thích vì nó gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến lập kế hoạch và hạch toán lợi nhuận.

Dù vậy, đặt trong bối cảnh tỷ giá USD/VND biến động trong biên độ hẹp nhiều năm qua và sự “chắc tay” của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành thị trường tiền tệ, giới phân tích đánh giá đây không phải rủi ro quá lớn với Việt Nam, mặc dù vẫn là một áp lực lơ lửng trước mặt khi nhà đầu tư tham gia giao dịch. Nửa đầu năm 2017, khi Fed 2 lần tăng lãi suất, tỷ giá ở Việt Nam được giữ tốt và ổn định cho đến nay.

Lần này, khi xu hướng tăng quá mạnh, trên nền giá đã ổn định thời gian dài, việc đồng USD tăng giá so với VND là khó tránh, nhưng mức độ được cho là trong khả năng chịu đựng của doanh nghiệp và nền kinh tế. Những khoản lỗ tỷ giá có thể tiếp tục xuất hiện trong báo cáo quý sắp tới như một khoản chi phí tăng thêm, không đủ để tạo nên bức tranh xấu.

Trong Tiêu điểm với chủ đề “Sóng nào tiếp diễn?” tại số báo tuần này, Đầu tư Chứng khoán ghi nhận ý kiến các chuyên gia, phân tích rõ hơn những yếu tố ảnh hưởng đến đà tăng của thị trường trước mắt, cũng như những yếu tố giao dịch của thị trường như thanh khoản, margin thấp thời gian qua, nhận diện những nhóm ngành có khả năng bật lên trong quý III và giai đoạn cuối năm để nhà đầu tư tham khảo khi bước vào một “mùa săn” mới.

Dù gì, một kịch bản đẹp nhất là khi tin xấu đã diễn ra, gánh nặng tâm lý được gỡ bỏ, thị trường sẽ lại sôi động tìm kiếm cơ hội từ những thông tin rất cơ bản như kết quả lợi nhuận quý III khả quan, triển vọng xuất khẩu tốt, kế hoạch tăng vốn được thông qua, chuyển nhượng tài sản thành công… đang được manh nha truyền tai trên thị trường trong thời điểm này.

Luật Dầu khí mới và tâm tư người trong cuộc

Hy vọng, khi Luật Dầu khí năm 2022 được ban hành, ngành kinh tế đặc biệt của đất nước sẽ đón làn sóng đầu tư ...

Big_Trends: Thị trường đang hứa hẹn nhiều cơ hội

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có 1 trong những tuần giao dịch tốt nhất kể từ giai đoạn đầu năm đến nay ...

Nhà đầu tư cá nhân duy trì mua ròng phiên 20/9, tâm điểm tại cổ phiếu dầu khí

Phiên VN-Index hồi phục hơn 13 điểm, nhà đầu tư cá nhân duy trì tiếp đà bán ròng 545,4 tỷ đồng, trong đó họ bán ...

Theo ĐTCK

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục