Cảm biến áp suất lốp (tên đầy đủ quốc tế Tire Pressure Monitoring System, viết tắt là TPMS) là một trong các thiết bị điện tử được thiết kế để giám sát áp suất bên trong của lốp xe. Thông thường, thì 1 bộ cảm biến áp suất lốp ô tô sẽ gồm có 4 cảm biến lắp ở 4 lốp và 1 màn hình hiển thị con số. Trên màn hình hiển thị sẽ có đầy đủ thông tin về áp suất cũng như nhiệt độ của từng lốp. Khi áp suất bên trong lốp thay đổi đột ngột hoặc cao/thấp hơn so với mức cài đặt sẵn, cảm biến này sẽ thông báo cho tài xế thông qua tín hiệu âm thanh và hình ảnh.
Ảnh minh họa |
Các loại cảm biến áp suất lốp ô tô
Hiện nay trên thị trường có đa dạng nhiều loại và mỗi sản phẩm sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Để mua được đúng loại cho xế hộp của mình, bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm mà Bridgestone tổng hợp dưới đây.
Cảm biến áp suất lốp gắn trong và gắn ngoài
Trước tiên, bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng để chọn cảm biến phù hợp. Hai loại gắn trong và gắn ngoài sẽ có sự khác nhau ở vị trí lắp đặt.
Cảm biến áp suất lốp gắn trong: Được gắn ở bên trong lốp xe, phần van của cảm biến sẽ thay cho van lốp xe. Thiết bị này thường lắp đặt và sửa chữa khá phức tạp, nhất là với một số loại xe đời cũ. Việc cài đặt có thể đòi hỏi thợ chuyên nghiệp, tuy nhiên bạn sẽ không lo ngại bị mất trộm.
Cảm biến áp suất lốp gắn ngoài: Loại này sẽ được lắp trên đầu van xe, dễ dàng lắp đặt, sửa chữa cũng như thay thế nhanh chóng. Hiện nay, một số sản phẩm đã có khả năng chống trộm nên cũng làm giảm bớt lo ngại bị mất trộm cho người dùng khi lựa chọn sử dụng loại gắn ngoài ô tô. Tuy nhiên, nhược điểm của cảm biến gắn ngoài là dễ bị rơi mất khi di chuyển trên đường xấu nếu không được lắp đặt kỹ. Đồng thời khi muốn bơm lốp hay xì lốp phải có dụng cụ chuyên dụng để mở van.
Cảm biến màn hình rời và màn hình tích hợp
Để có thể theo dõi các chỉ số của lốp xe thông qua cảm biến áp suất lốp, bạn cần có màn hình rời hoặc các chỉ số được tích hợp vào màn hình xe có sẵn. Với loại màn hình rời, màn hình dùng pin hoặc được cắm sạc trực tiếp vào tẩu sạc trên xe. Bạn có thể lắp hay treo trên xe ở cột chữ A hoặc ở gần kính chiếu hậu để có thể dễ dàng theo dõi áp suất lốp.
Với loại dùng màn hình tích hợp, bạn cần sử dụng màn hình DVD của xe hoặc ứng dụng thông qua điện thoại thông minh để theo dõi các chỉ số này. Ưu điểm của cảm biến màn hình tích hợp là mang lại tính thẩm mỹ cao và tích hợp vào hệ thống điều khiển của xe, không cần lắp đặt rườm rà.
Cảm biến áp suất lốp năng lượng mặt trời
Hiện nay, một số thiết bị cảm biến dành cho xe ô tô màn hình rời đã có thêm loại dùng năng lượng mặt trời. Bạn có thể tham khảo thêm để dễ dàng lựa chọn loại ưng ý và hữu dụng. Loại cảm biến áp suất này sẽ có ưu điểm là tiết kiệm, không cần thay pin cũng không cần kết nối vào tẩu sạc trên xe.
Cảm biến áp suất lốp có kháng nước
Thêm một cảm biến áp suất lốp mà bạn có thể tham khảo là loại có kháng nước. Bạn nên chọn loại có tiêu chuẩn kháng nước IP67. Loại này có thể kháng nước ở độ sâu 1m khoảng 30 phút. Cảm biến áp suất kháng nước, kháng bụi có độ bền và tuổi thọ cao hơn các loại khác.
Cảm biến áp suất lốp ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi |
Có nên lắp cảm biến áp suất lốp trên xe hơi?
Cảm biến áp suất lốp ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Tại những quốc gia công nghê phát triển như Mỹ, việc mà bạn lắp cảm biến áp suất lốp ôtô là việc bắt buộc phải thực hiện.
Áp suất bên trong bánh xe là một yếu tố cực kỳ quan trọng mà người điều khiển cần phải theo dõi thường xuyên. Nếu như áp suất không đảm bảo, bánh xe của bạn sẽ bị quá mềm (non hơi, thiếu hơi) hoặc quá căng. Trong trường hợp này, thì bánh xe có thể phát nổ và gây ra tai nạn bất kỳ lúc nào. Không những vậy, áp suất ở mức không phù hợp còn làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành và sự ổn định của xe, giúp làm tăng quá trình tiêu hao nhiên liệu và khiến người lái cảm thấy không thoái mải.
Với xe đạp, xe máy, thì chúng ta vẫn có thể dễ dàng biết được bánh xe mềm hay quá căng bằng cách quan sát và dùng tay bóp, nhưng với ôtô thì điều này dường như không thể bởi vì bánh xe của nó có kích thước lớn và dày gấp mấy lần. Cách tốt nhất để theo dõi áp suất bánh xe ô tô là bạn phải biết cách sử dụng cảm biến áp suất lốp.
Đối với thiết bị này, bạn có thể theo dõi áp suất bên trong bánh xe một cách thường xuyên, đồng thời bạn cũng kịp thời phát hiện ra những bất thường, có thể điều chỉnh phù hợp (ví dụ bạn thử tháo bớt hơi khi bánh quá căng, bơm hơi lốp ô tô khi bánh quá non), từ đó hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn.
Nhanh chóng phát hiện khi lốp gặp vấn đề
Một trong những lý do quan trọng bạn nên lắp đặt cảm biến áp suất lốp cho xe ô tô của mình chính là có thể dễ dàng phát hiện vấn đề khi lốp xe gặp sự cố như bị thủng, rò rỉ van... Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng có thể giúp bạn nhanh chóng đưa ra hướng giải quyết kịp thời, vừa giúp hạn chế tình trạng lốp xe hư hại nặng hơn vừa giảm nguy cơ gặp nguy hiểm ngoài ý muốn.
Giúp kéo dài tuổi thọ của lốp xe
Bánh xe bạn bơm quá căng hoặc quá non hơi không chỉ gây mất an toàn mà còn làm giảm phần lớn tuổi thọ của lốp, khiến lốp dễ bị nứt, mòn, biến dạng… Bằng cách sử dụng bộ cảm biến áp suất lốp, bạn vẫn có thể hạn chế được những tình trạng này, giúp lốp của bạn bền hơn, từ đó tiết kiệm được kha khá chi phí sửa chữa.
Có thể thấy, cảm biến áp suất lốp không chỉ góp phần đảm bảo được độ an toàn, hạn chế tai nạn giao thông mà còn giúp cho lốp xe được bền hơn, hạn chế việc tiêu hao nhiên liệu. Chính vì vậy, việc lắp đặt bộ cảm biến này cho ô tô là điều thực sự cần thiết.
Toyota Vios "rục rịch" ra mắt thế hệ mới tại Việt Nam: Diện mạo lẫn trang bị nâng cấp cực xịn Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ đã đăng tải Công báo sở hữu công nghiệp số mới nhất mới đây đã cho thấy thế ... |
Phân vân mua ô tô máy dầu và máy xăng: Đâu là ưu, nhược điểm? Bạn đang phân vân không biết nên chọn mua ô tô máy dầu hay máy xăng, để có được quyết định phù hợp nhất thì ... |
Giá xe Honda City niêm yết và lăn bánh mới nhất tháng 11/2023: Chỉ từ 559 triệu đồng Trong phân khúc sedan hạng B, dù không có doanh số “cao ngất” như Toyota Vios hay Hyundai Accent nhưng Honda City luôn là một ... |
Linh Đan (t/h)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|